Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đẹp là trăng, gợi cảm là trăng, hữu tình cũng là trăng. Tất cả được biểu đạt một cách hài hoà làm lòng người xốn xang qua câu ca dao:
"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?"
Giản dị và dễ hiểu nhưng không vì thế mà hai câu ca dao mất hay. Cái "hay" trước tiên mà ta cảm nhận được là cái đẹp. Cái đẹp trong hai câu ca dao chính là sự hoà quyện tuyệt vời giữa người và cảnh. Trăng đẹp, gàu nước đẫm ánh trăng vàng sóng sánh cũng đẹp và hơn hết là người. Cái đẹp của chàng trai, cô gái đang độ xuân thì tát nước đêm trăng. Thơ mộng và hữu tình. Ta bỗng thấy hình ảnh: cả cánh đồng bát ngát được tắm ánh trăng. Trên cái nền trăng ấy, cô gái tát nước hẳn là đang độ trăng tròn, gàu nước cô múc cũng ngời ngợi ánh trăng. Câu thơ vừa tái hiện được vẻ đẹp của trăng, vừa biểu đạt được cảm xúc đang trào dâng trong hồn người, lòng người. Tinh tế và giàu ý tứ câu hỏi của chàng làm cho cô gái tuổi trăng tròn ấy bối rối và rối cả lòng ta nữa. Dù chỉ thể hiện qua hai câu thôi, nhưng tác giả dân gian đã vẽ được một bức hoạ cảnh tát nước đêm trăng. Bức hoạ ấy đã làm say lòng người không biết bao nhiêu thế hệ bởi hơi thở nồng nàn của tình yêu cuộc sống đã thổi hồn cho tranh. Bởi chính ta cũng yêu lắm cuộc sống yên ả thanh bình và dịu ngọt như trăng của đất nước, Cũng yêu lắm những con người đẹp và dịu dàng đằm thắm như trăng quê hương vậy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |