Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng và nhớ đến cha mẹ như thế nào?

 Câu 3 (3 điểm ):Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng và nhớ đến cha mẹ như thế nào?EM Cs Suỵ Nghĩ Gì Về Tấm Lòng Của Nàng Trong Cảnh Ngộ Ấy?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
360
2
0
Elon Musk
14/10/2020 12:06:01
+5đ tặng

Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Nguyễn Du. Ông đã góp vào văn học Việt Nam và thế giới một thi phẩm bất hủ. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình của ông. Qua những dòng thơ, người đọc cảm thấu được sâu sắc nỗi cô đơn, khắc khoải, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hạ nhục, rồi bán vào lầu xanh. Kiều định tự kết liễu đời mình, nhưng không thành công. Tú Bà giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích và hứa sau khi nàng khỏi bệnh sẽ gả nàng vào một gia đình tốt. Kiều ở lầu Ngưng Bích sống trong nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ thương quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai chính mình. Bức tranh tâm trạng nàng được miêu tả vô cùng rõ nét.

Trước hết, ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều mang trong mình nỗi cô đơn, chán nản, đau xót cho số phận chính mình: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung/ Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Hai chữ “khóa xuân” nghe sao thật chua xót, tàn nhẫn. Nàng – một người con gái đang ở độ tuổi đẹp nhất, lại bị giam hãm, cầm tù, cảnh ngộ của nàng thật cô đơn tội nghiệp. Sự cô đơn đó còn được tuyệt đối hóa qua các hình ảnh chỉ không gian, thời gian, các sự vật tồn tại xung quanh: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” “bát ngát” “non xa” “trăng gần” “mây sớm đèn khuya”. Hàng loạt các hình ảnh, từ ngữ chỉ không gian cô quạnh đã một lần nữa tô đậm, làm nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của Thúy Kiều. Không chỉ vậy cụm từ “mây sớm đèn khuya” còn gợi nên thời gian tuần hoàn, khép kín giam hãm cuộc đời nàng, đẩy Kiều vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, không có lối ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Elon Musk
14/10/2020 12:06:12
+4đ tặng

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một kiệt tác tiêu biểu và nổi bật. Giá trị vững bền của tác phẩm được tạo nên không chỉ ở mặt nội dung cốt truyện hấp dẫn mà còn thể hiện qua những bút pháp nghệ thuật đặc sắc và nổi bật là nghệ thuật miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật. "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những trích đoạn thể hiện rõ biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả Nguyễn Du. Trong đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được tâm trạng buồn tủi, nỗi nhớ thương cùng dự cảm của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bơ vơ, lạc lõng tại lầu Ngưng Bích.

Trong sáu câu thơ đầu tiên, tâm trạng của Thúy Kiều được làm nổi bật với sự chán ngán, bơ vơ, lạc lõng và buồn tủi qua khung cảnh lầu Ngưng Bích. Đó là không gian chơi vơi giữa trời nước, núi non: "Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung" và Kiều chỉ nhìn thấy được "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" với những "cồn cát vàng"như đang chuyển động lượn sóng và bụi hồng vướng trải trên hàng dặm xa xăm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên được phóng chiếu ở cả chiều cao và chiều rộng, gợi ra sự mênh mang, hoang vắng và đầy rợn ngợp nhưng lại bị bó gọn trong khoảng thời gian "mây sớm, đèn khuya" tuần hoàn, khép kín; làm nổi bật hơn nữa tâm trạng "bẽ bàng" của nhân vật trữ tình khi bị giam lỏng trong vòng luẩn quẩn đầy tù túng. Khung cảnh đó như chia cắt và xoáy sâu hơn nữa vào bi kịch của Thúy Kiều: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" và khơi gợi nỗi nhớ về những ngày đã qua.

1
0
Trần Đức
14/10/2020 19:00:21
+3đ tặng

Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Nguyễn Du. Ông đã góp vào văn học Việt Nam và thế giới một thi phẩm bất hủ. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình của ông. Qua những dòng thơ, người đọc cảm thấu được sâu sắc nỗi cô đơn, khắc khoải, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hạ nhục, rồi bán vào lầu xanh. Kiều định tự kết liễu đời mình, nhưng không thành công. Tú Bà giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích và hứa sau khi nàng khỏi bệnh sẽ gả nàng vào một gia đình tốt. Kiều ở lầu Ngưng Bích sống trong nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ thương quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai chính mình. Bức tranh tâm trạng nàng được miêu tả vô cùng rõ nét.

Trước hết, ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều mang trong mình nỗi cô đơn, chán nản, đau xót cho số phận chính mình: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung/ Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Hai chữ “khóa xuân” nghe sao thật chua xót, tàn nhẫn. Nàng – một người con gái đang ở độ tuổi đẹp nhất, lại bị giam hãm, cầm tù, cảnh ngộ của nàng thật cô đơn tội nghiệp. Sự cô đơn đó còn được tuyệt đối hóa qua các hình ảnh chỉ không gian, thời gian, các sự vật tồn tại xung quanh: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” “bát ngát” “non xa” “trăng gần” “mây sớm đèn khuya”. Hàng loạt các hình ảnh, từ ngữ chỉ không gian cô quạnh đã một lần nữa tô đậm, làm nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của Thúy Kiều. Không chỉ vậy cụm từ “mây sớm đèn khuya” còn gợi nên thời gian tuần hoàn, khép kín giam hãm cuộc đời nàng, đẩy Kiều vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, không có lối ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo