Nguyễn Đình Chiểu đã chủ động lựa chọn những chi tiết chân thực, tỉnh tế, đậm đặc chất sống vừa mang tính khái quát vừa mang tính đặc trưng cao (manh áo vải, ngọn tâm ông, rơm con cúi, lưỡi dao phay). Chính vì thế, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người nông dân nghĩa sĩ hiện lên không kém “chất” anh hùng bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chỉ nài sắm). Bằng hệ thống từ ngữ với nhiều động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó..), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó..), bằng phép đối từ ngữ (trống kì – trống giục, lướt tới – xông vào, đạn nhỏ – đạn , đâm ngang – chém ngược..), đối ý (ta: manh áo vải, ngọn tâm uông – địch: đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đông; vũ khí thô sơ: rơm con cúi, lưỡi dao phay – chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rót đầu quan hai), đối thanh bằng – trắc (kia – nọ, kì- giục, tới – vào, nhỏ- to.), nhà văn đã khắc hoạ trước mắt người đọc hình tượng những người anh hùng trên nền một trận công đồn với khí thế tiến công ngút trời. Tư thế chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt của họ khác hẳn với hình ảnh lính thú thời xưa: Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng đài.
Một tay thì cắp hoả mới,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. (Ca dao)
Cùng là những người lính bước vào trận chiến nhưng rõ ràng hình ảnh nghĩa sĩ Cần Giuộc đối lập hắn với hình ảnh những chú “lính dấu” xưa. Một bên được trang bị quân nhu, quân trang đủ đây nhưng tư thế chiến đấu là bị động, là gượng ép còn một bên, dù vũ khí hết sức thô sơ nhưng khí thế tiến công lại hăng hái, quyết liệt vô cùng.