so sánh điểm giống và khác giữa đĩa cứng và đĩa mềm
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Đĩa mềm
Được ra đời từ lâu, những chiếc đĩa mềm thường được sử dụng trong hoạt động lưu trữ dữ liệu di động nhằm trao đổi thông tin, dữ liệu rất tiện dụng. Bạn có biết không, thời kỳ những năm đầu của công nghệ máy vi tính, người ta đã sử dụng đĩa mềm để lưu trữ hệ điều hành DOS và cài cho máy tính giúp máy hoạt động đấy.
Tuy nhiên, hiện nay đĩa mềm gần như đã vắng bóng không còn được sử dụng và thấy trên thị trường nữa bởi khi công nghệ phát triển có rất nhiều cải tiến vượt bậc trong việc lưu trữ dữ liệu thì nó tỏ ra khá cồng kềnh, lạc hậu, dễ hỏng hóc, lưu trữ được ít dữ liệu.
Một chiếc đĩa mềm có cấu trúc khá đơn giản từ 2 mặt đĩa, mỗi mặt chia làm các đường tròn đồng tâm được gọi là track. Trong mỗi đường tròn này là các sector có đánh số thứ tự. Và mỗi sector thông thường chỉ lưu trữ được dung lượng không lớn, chỉ 512Byte.
2. Đĩa cứng
Đĩa cứng được cấu tạo bởi các trụ và vòng tròn rãnh, đĩa cứng thường được tập hợp cùng nhau trong các ổ đĩa cứng tạo nên ổ cứng và là thiết bị lưu trữ dữ liệu dung lượng cao cho máy vi tính mà đến thời nay vẫn còn được sử dụng.
Khác với đĩa mềm, đĩa cứng thường được sử dụng làm ổ cứng máy tính. Tuy nhiên, hiện nay những chiếc ổ cứng di động có kích cỡ tối ưu hóa đang được sử dụng có dung lượng bộ nhớ lên đến hàng TB thì nó đã khắc phục được nhược điểm của đĩa mềm đó là dung lượng bộ nhớ kém. Bên cạnh đó ổ cứng di động nếu được sử dụng cũng đem lại sự an toàn hơn bởi nó rất khó hỏng hóc.
Như vậy, bài viết đã khái quát những sự khác nhau giữa đĩa cứng và đĩa mềm hi vọng sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về 2 thiết bị ghi nhớ này.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |