LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn dưới 200 chữ nêu vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội

Viết một đoạn văn dưới 200 chữ vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
450
0
0
Unknow
28/10/2020 11:27:55
+5đ tặng

 Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Nó có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Gia đình là nơi giúp con người hình thành nhân cách. Vai trò của gia đình là vô cùng thiêng liêng và cao cả, không ai có thể phủ nhận được điều này.

     Gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành nhất của một đời người. Ở đó, ta nhận được tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, của anh chị em và của những người thân yêu ruột thịt. Ngay từ khi sinh ra, ta đã được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Mẹ dạy ta bi bô tập nói, cha dạy ta những bước chân chập chững đầu đời. Ta lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ, trong sự che chở, bảo vệ của cha. Chẳng ở đâu trên thế gian này, ta nhận được tình yêu thương vô bờ bên như gia đình.

      Cha mẹ không ngại vất vả, gian nan để nuôi ta khôn lớn. Những người anh, người chị sẵn sàng sẻ chia mọi chuyện trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn dang rộng vòng tay để che chở, để giúp đỡ mỗi khi ta cần. Những tình cảm ấy đều xuất phát từ chính trái tim và tấm lòng của họ, không tính toán thiệt hơn, không mong được đền đáp. Gia đình là nơi cho ta những tình cảm chân thành và ấm áp nhất.

     Gia đình nuôi ta khôn lớn, giúp ta hình thành nhân cách. Sống trong một gia đình ấm êm, hạnh phúc, những đứa trẻ sẽ không ngừng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn. Chúng sẽ có cái nhìn bao dung với mọi người xung quanh giống như sự bao dung mà chúng nhận được từ cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sự ấm êm của gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ để chúng sống tốt hơn, nhân hậu hơn. Nếu sống trong một gia đình suốt ngày chỉ là cãi vã, tị nạnh nhau thì những đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chúng nhìn cuộc sống bằng ánh mắt sợ sệt và chán ghét mọi thứ. Những đứa tẻ có thể bị tự kỉ, trầm cảm khi cha mẹ chẳng hề quan tâm đến chúng. Rồi sau này, tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ ra sao?  Thật sự là một nỗi bất hạnh đầy xót xa.

     Vai trò của gia đình là trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc là là nơi mà ai cũng muốn được trở về. Những khi vui, khi buồn ta đều muốn sẻ chia với những người thân trong gia đình. Họ cười với niềm vui của ta và khi ta buồn họ rơi nước mắt. Những người thân luôn dành cho nhau tình cảm chân thành và tình yêu thương sâu sắc. Khi ta phạm sai lầm, xã hội trách móc ta, khi ta thất bại, xã hội cười nhạo ta.

     Chỉ có gia đình là nơi luôn dang rộng vòng tay cho ta dựa vào. Họ dành cho ta ánh mặt trìu mến, một vòng tay ấm áp, họ nhìn lỗi lầm của ta bằng cái nhìn bao dung, nhân hậu và sẵn sàng tha thứ nếu ta biết sửa sai. Gia đình luôn cho ta những lời khuyên bổ ích nhất. Khi mà xã hội cố gắng bon chen để dìm ta xuống thì gia đình luôn nâng đỡ và vẽ cho ta một con đường bằng phẳng hơn.

     Đặc biệt là khi ta trưởng thành, phải bận rộn với gánh nặng cơm áo gạo tiền ta mới cảm nhận được rõ ràng nhất vai trò to lớn của gia đình. Nhất là những khi ta mệt mỏi và áp lực với công việc, gai đình sẽ là lựa chọn đầu tiên mà ta muốn được trở về. Bởi vì khi ở trong vòng tay của bố mẹ, ta mãi chỉ là một đứa trẻ, chẳng cần phải lo lắng sự hơn thua trong cuộc sống.

     Gia đình là tế bào của xã hội, nó có vai trò to lớn trong việc xây dựng một xã hội văn mình, giàu đẹp. Một gia đình hạnh phúc sẽ đem đến cho xã hội những người con có văn hóa, có đạo đức. Một gia đình tan vỡ chỉ đem lại những cá nhân đầy sự oán than, lầm lỗi. Nó không hoàn toàn là đúng nhưng đa phần là như thế. Việc xây dựng một gia đình hạnh phúc cũng chính là xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh.

     Gia đình có hạnh phúc thì những thành viên trong gia đình mới có động lực, có ý chí để vươn lên xây dựng và hoàn thiện ước mơ. Gia đình chắp cánh cho con người vững bước hơn trên con đường đi đến thành công. Chỉ khi họ không còn phải lo lắng hay bận lòng về những rắc rối trong gia đình thì họ mới có thê chuyên tâm để sống, để cống hiến cho xã hội. Gia đình có sức ảnh hưởng lớn lao đối với cá nhân từng người và toàn xã hội.

     Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình giúp ta phát triển nhân cách thành một người tốt đẹp. Từ đó ta có cái nhìn bao dung, biết yêu thương tất cả mọi người. Mọi người quan tâm nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau xây dựng một xã hội tiên tiến. Khi có tình yêu thương, con người sẽ không còn ganh ghét hay đố kị nhau, họ sẽ sống và đối xử với nhau một cách công bằng, lịch sự. Khi mà tất cả các gia đình đều hạnh phúc thì xã hội cũng sẽ hạnh phúc. Gia đình là nền tảng của xã hội, là tế bào để xây dựng nên xã hội, cho nên muốn một xã hội phát triển văn minh thì bản thân mỗi gia đình phải thật sự hạnh phúc.

     Chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm gia đình và yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. Gia đình là tổ ấm không gì có thể thay thế được. Hãy làm tất cả những gì có thể để cho cha mẹ mãi nở nụ cười trên môi, khi đó ta sẽ cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và ấm áp biết nhường nào. Và vai trò của gia đình thật sư là quá cao cả và thiêng liêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhi Nguyễn
28/10/2020 11:30:38
+4đ tặng
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
 
0
0
Nguyễn tuấn anh
28/10/2020 11:45:46
+3đ tặng
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư