Câu 1 : Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.
Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)...
Câu 2 :
Năm 1870 chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
– Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
– Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
– Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
– Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.
– Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.
– Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập
Câu 3 :
Vì cuộc Cm này diễn ra với mục tiêu giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển, lãnh đạo là giai cấp TS và chủ nô, lực lượng tham gia là toàn thể nhân dân Bắc Mĩ( nô lệ, công nhân), hình thức là 1 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
=> Là cuộc CMTS
=> Chưa triệt để vì: chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ ở đây ( phải đến CM Mĩ lần 2 vào năm 1862 tuyên ngôn về thủ tiêu chế độ nô lệ được ban ra -> chế độ nô lệ ở Bắc Mĩ chấm dứt)
Câu 4 : Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được gọi là Đảng vô sản kiểu mới vì nó: - Triệt để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân. - Tuyệt đối trung thành và tuân theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. - Dựa vào nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.