Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
03/11/2020 13:02:01

Thuyết minh về một loài cây đặc sản ở quê hương Bảo Lộc

Thuyết minh về một loài cây đặc sản ở quê hương Bảo Lộc

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.526
7
5
Lương Phú Trọng
03/11/2020 13:03:52
+5đ tặng

Những tách cà phê thơm lừng mỗi buổi sáng mang lại cho chúng ta sự sảng khoái và tỉnh táo cả một ngày dài. Chắc hẳn mọi người ai cũng biết nguyên liệu làm ra những tách cà phê thơm ngon ấy là cây cà phê- một loại cây quen thuộc đối với con người và ở quê tôi-Bảo Lộc cũng trồng loài cây này.

Cà phê là một loại cây phổ biến bắt nguồn từ Châu Phi và được trồng ở các vùng trên Ấn Độ Dương ,sau dần chúng được trông sang các vùng lân cận và được nhân rộng hơn nữa ra toàn thế giới.

Cà phê là một loại cây mang lại kinh tế cao. Cây cà phê thường có chiều cao từ 6 mét, tuy nhiên để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch người ta tỉa và giữ cho cây cà phê có độ cao từ 2 đến 4 mét. Cành cà phê thon mảnh, lá cuống ngắn hình ô van có màu xanh, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Để nuôi dưỡng thân và lá, quan trọng nhất là rễ, rễ cà phê là rễ cọc cắm sâu xuống lòng đất từ 1 đến 2,5 mét và có nhiều rễ nhánh tỏa ra để hút thêm chất dinh dưỡng dưới lòng đất. Đến mùa cây ra hoa, ngửi mùi hương ta liên tưởng đến hoa nhài, hoa cà phê có màu trắng , nở thành từng chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa cà phê nở đẹp trong vòng 3 đến 4 ngày. Một cây cà phê trưởng thành có tới hơn 30000 bông hoa. Quả cà phê phát triển sau quá trình tự thụ phấn của hoa , nó có hình bầu dục. Trong thời gian chín , quả ngả từ xanh sang vàng và cuối cùng sang đỏ, quả trên cây thành từng chùm đỏ sẫm. Bên trong quả cà phê là hai hạt ép sát vào nhau được bao bọc bên ngoài bởi thịt quả, mỗi hạt lại được bao bọc bởi lớp mang mỏng. Tùy vào sự phát triển của từng cây mà nó có hình tròn hoặc dài. Nếu nhìn thấy quả cà phê màu đen tức quả bị chín nẫu.

Chăm sóc cà phê cũng là một công việc khá vất vả của những người dân ở Bảo Lộc để có được những hạt cà phê thơm nhất. Người dân thực hiện nhiều công việc như giao hạt đúng vụ, che chắn cây khỏi thời tiết xấu, đánh chồi vượt, cày rạch hàng ép xanh, bón phân , tỉa cành để duy trì độ cao của cây phục vụ cho việc thu hoạch.,phòng trừ sâu bệnh cho cây,..
      Nước ta cũng là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối, thời vụ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 9 năm sau tính theo lịch dương, thời gian thu hoạch thường kéo dài trong 4 tháng hàng năm.

Cây cà phê là một loại cây trồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hạt cà phê được xay nhuyễn làm thức uống, làm bánh và một số thực phẩm khác. Không những thế cây cà phê còn trở thành cây biểu tượng cho vùng đất Bảo Lộc và những con người Bảo Lộc giản dị chân thật. Đối với nên kinh tế Việt Nam, cây cà phê là cây đóng vai trò quan trọng nhằm gia tăng và phát triển kinh tế trong các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, mua bán ,xuất khẩu…

Như vậy , cây cà phê chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày và cả trong quá trình phát triển kinh tế. Vì thế chúng ta nên biết bảo vệ chăm sóc loại cây mang lại nhiều lợi ích này.Không những thế,mỗi ngày được nhăm nhi một tí cà phê ,tôi lại thấy sảng khoái và tỉnh táo hẵn ra.
*Chúc bạn hc tốt*

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
5
HoangNguyen
03/11/2020 13:04:20
+4đ tặng
Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc và canh tác

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Quả dừa

Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

Vị trí gân chính

Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.


Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.
1
3
Nguyễn Ngọc Quế Anh
03/11/2020 18:01:03
+3đ tặng

“Chắt chiu vị ngọt cho đời

Từ hương của đất bao người say mê.

Chè xanh ngan ngát đồng quê

Bàn tay em hái đem về vò, sao.”

Màu lá xanh, mùi ngan ngát ấy là màu, là hương của chè xanh. Đi dọc địa hình đất nước, ta bắt gặp những cánh rừng bạt ngàn, những đồng lúa chín ngát, những vườn cây um tùm tốt tươi, và ta còn thấy những rừng chè phủ xanh đồi núi.

Cây chè, hay cây trà là loài cây có xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Cho đến ngày nay, cây chè đã trở nên phổ biến và được trồng trọt ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Ở Việt Nam, Tân Cương Thái Nguyên, Mộc Châu Sơn La, Đà Lạt Lâm Đồng,… là những vùng trồng nhiều chè nổi tiếng và cho năng suất chè cao nhất trong cả nước.

Cây chè có một thân chính, có thể là thân gỗ, thân bán gỗ hoặc thân bụi. Từ thân, nhiều cành nhỏ khác mọc ra tạo thành tán chè. Mầm chè có hai loại là sinh dưỡng và sinh thực, mầm sinh dưỡng thì cho cành và lá, mầm sinh thực cho quả và hoa. Chè là cây có rễ cọc ăn sâu xuống lòng đất, hút nước và muối khoáng để nuôi lớn cây. Lá chè thuôn theo hình bầu dục nhọn hai đầu. Khi còn non, lá có màu xanh lục nhạt, đây là thời kì lá chè được thu hoạch để sản xuất. Khi về già, lá ngả sang màu xanh thẫm. Chè thường được trồng ở trên độ cao khoảng một nghìn năm trăm mét bởi ở độ cao này, chè phát triển chậm, tích được nhiều hương vị của nắng, gió và không khí của vùng núi cao mát lành. Vì vậy nên mới có những đồi chè xanh tốt, những rừng chè phủ xanh từng ngọn núi.

Chè có giá trị nhất là ở lá non. Quy trình chế biến ra chè khô thường có bảy bước. Đầu tiên là hái chè. Một năm có ba vụ chè, là vụ xuân vào tháng ba tháng bốn, vụ hè thu vào tháng năm đến tháng chín, vụ thu đông từ tháng mười đến tháng mười hai. Lá chè được hái sau đó được phơi mỏng để cho khô sương và thoát hết khí ẩm ở lá trong quá trình vận chuyển, giai đoạn này gọi là làm héo chè. Tiếp theo, chè sẽ được cho vào tôn quay, gọi là ốp chè-dệt men chè. Sau đó, chè được loại bỏ những phần bị nát vụn và rồi tiến hành vò chè. Bước tiếp là làm khô chè trong tôn quay, sau đó chè được đổ ra nong nia cho lên hương. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói và đưa chè ra thị trường tiêu thụ. Chè thường được làm thủ công bởi bàn tay con người với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại.

Chè xanh là loại cây quen thuộc và nó cũng là tên của thức uống vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Trong các phiên chợ, nhiều khi ta cũng bắt gặp những người bán lá chè tươi, bán thành từng cành để người mua về tự hãm. Trong các gia đình của Việt Nam, cũng không khó để xin một cốc chè xanh. Thường thì người ta sử dụng chè khô thay cho chè tươi bởi dễ pha hơn và được bán rộng rãi hơn. Lá chè cũng là một loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, bệnh tim mạch vành, nhiệt miệng, … Trà xanh là loại nước uống có rất nhiều công dụng, góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư, diệt khuẩn và là loại nước được các chị em yêu thức là công dụng làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều chè thì có thể dẫn đến nhiều căn bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể người sử dụng như mất ngủ, khó tiêu, uống chè cùng với thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, … Những đồi bạt ngàn cây chè xanh còn là điểm thăm quan của nhiều du khách từ mọi miền, là những điểm du lịch tự nhiên hút khách, được nhiều người chọn làm nơi chụp ảnh kỉ niệm. Cây chè cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia bởi giá trị xuất khẩu và tiềm năng phát triển của chúng, đặc biệt là chè búp Tân Cương, Thái Nguyên rất nổi tiếng bởi hương vị độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng trà của nhiều người.

Chè là loại cây rất phổ biến nhưng cũng rất độc đáo, là hình ảnh đặc trưng cho vùng núi đồi xa xôi Việt Nam. Không chỉ là thức uống mà chè còn có nhiều giá trị đời sống khác, là nét phác hoạ không thể thiếu trong bức tranh đất nước trời Nam.

 

Hết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo