Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nói về tính liêm khiết của bác Hồ

Viết đoạn văn nói về tính liêm khiết của bác Hồ.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.804
3
2
HoangNguyen
05/11/2020 12:57:02
+5đ tặng
Liêm khiết là gì?Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ. Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen và ích kỉ. Một người liêm khiết là một người không tham lam, không hối lộ, luôn giữ bản thân mình trong sạch để mọi người luôn tin tưởng, kính trọng và giao các công việc quan trọng.Tại sao chúng ta cần phải sống liêm khiết?Tính liêm khiết sẽ giúp ta sống thanh thản, không có cảm giác có lỗi với bản thân và được mọi người kính phục và tin tưởng. Nếu mỗi người đều sống liêm khiết thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn và đất nước sẽ phát triển hơn vì không còn những vụ tham nhũng, hối lộ.Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.Nếu như ta có thể giữ bản thân mình trong xã hội hiện nay thì đó là một điều đáng khen. Hiện nay mọi người dù ít hay nhiều đều có lòng tham trong người nhưng nếu ta có được đức tính liêm khiết ấy thì cuộc sống của chúng ta sẽ thoải mái hơn vì không có tội lỗi và tốt đẹp hơn nhiều nếu như ta không phải là người liêm khiết.Khi ta sống liêm khiết, ta sẽ có được lòng tin và sự kính nểcủa mọi người. Ta sẽ được giao những công việc quan trọng hơn và những thành công trong cả công việc lẫn cuộc sống sẽ dần tìm đến những người sống liêm khiết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Mai Thy
05/11/2020 12:59:45
+4đ tặng

Trong mỗi chúng ta, nhất là những người làm báo Đảng, hẳn ai cũng từng được nghe ít nhất một câu chuyện về cuộc đời của Bác. Mỗi câu chuyện tuy chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ và rất đỗi bình dị, thân quen, nhưng lại phản ánh chân thực, sinh động về tính cách của một Con Người hết lòng vì nước, vì dân. Câu chuyện tôi mới được nghe và kể lại sau đây đã để lại một bài học sâu sắc về chữ LIÊM - một trong bốn đức mà Bác khuyên mỗi con người cần có.

Một lần đi công tác qua địa bàn huyện T thuộc tỉnh N, mặc dù Bác đã dặn đồng chí phục vụ chuẩn bị chu đáo cơm nắm mang theo như thường lệ, song lãnh đạo huyện cứ tha thiết mời Bác dùng một bữa cơm do huyện tiếp đãi. Từ chối mãi cũng ngại vì Bác sợ mọi người hiểu lầm Bác xa rời dân nên người đã nhận lời sau khi dặn mọi người hết sức tiết kiệm, không được bày vẽ và người vẫn không quên mang cả món cơm nắm muối vừng vào để mọi người cùng ăn. Chuyện đã qua một thời gian, một hôm, đồng chí văn thư của Bác nhận được một công văn xin… tiền của huyện nọ với lý do trang trải kinh phí bữa ăn của buổi tiếp Bác hôm Bác đi công tác với số tiền gấp vài ba lần so với thực tế (chắc họ nghĩ để tiếp Bác, Trung ương sẽ không từ chối bất cứ điều gì). Không thể giấu Bác, đồng chí văn thư đã lo mọi việc trước khi trình Bác công văn. Đọc xong, Bác lặng lẽ đứng dậy lấy trong tủ gỗ ra một gói nhỏ bọc cẩn thận bằng giấy báo và ni lông, đưa cho đồng chí văn thư và nói: “Đây là số tiền Bác dành dụm tiết kiệm được. Chú hãy mang đến huyện và đưa tận tay cho họ, nói Bác trả tiền cho bữa ăn đãi Bác và cảm ơn họ đã mời. Nếu số tiền này đủ thì thôi, nếu chưa đủ, các chú cho Bác vay tạm và trừ dần vào tiền lương của Bác, đến khi nào đủ thì thôi.” Bác cho chuyện tiếp Bác không liên quan gì đến việc công và kiên quyết không được lấy tiền của công để thanh toán.

Sau lần đó, cho dù đi công tác ở đâu, lãnh đạo địa phương mời đến thế nào, Bác đều khéo léo và kiên quyết từ chối. Bác biết, mọi người mời Bác chân tình và mong muốn được ăn cùng Bác, nhưng  . Bác dặn đồng chí phục vụ mỗi lần đi công tác đều phải nắm cơm ở nhà mang đi. Trên đường tính toán đến giờ ăn dừng lại chỗ nào đó giữa đường, Bác cháu ăn với nhau. Đến nơi nói với địa phương Bác ăn cơm rồi, Bác thích thế, đỡ phiền bữa cơm, mất thì giờ của mọi người. Bác nói: “Người ta dọn ra một bữa sang. Bác cháu mình có khi chẳng ăn và chẳng ăn hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng đấy. Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều động người làm mất thời gian. Thế là tự mình, Bác lại bao che cho cái chuyện xôi thịt…Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc.” Tại nơi ở của mình, những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng vào tiền công quỹ.

Kháng chiến thành công, Người từ chối đề nghị của Trung ương dành Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây làm Phủ Chủ tịch - nơi ở cho mình, mà chỉ đồng ý ở trong một ngôi nhà sàn khiêm tốn. Dự đại tiệc ở thủ đô nước Pháp nhưng Người vẫn nhớ dành quả táo cho em bé ăn xin nơi góc đường. Người kêu gọi cả nước nhường cơm sẻ áo cho thương binh, gia đình liệt sỹ, Người xung phong gửi 1 áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của bản thân mình. Trong thư gửi Báo Vệ Quốc quân tháng 3-1947, Người nêu 12 điều, trong đó có: "Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường". - Đó chính là thực hành liêm khiết.

Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: "Để thực hiện chữ LIÊM, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên". Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. "Quan tham vì dân dại", nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không LIÊM cũng phải hóa ra LIÊM. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện LIÊM. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ.

Trên Báo Cứu Quốc ngày 1-6-1949, Người đã chỉ ra rằng, liêm là trong sạch, không tham lam. Người cũng phân tích rõ, người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. LIÊM phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.

Cuộc đời của Người là tấm gương sáng chói cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Nhớ Bác, chúng ta ghi sâu và thực hiện lời Bác dạy./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×