Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hàng rào thế quan bị bãi bỏ tạo thuận lợi gì cho thị trường sản xuất

hàng rào thế quan bị bãi bỏ tạo thuận lợi gì cho thị trường sản xuất

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
228
1
0
Lê Thái Bảo
09/11/2020 19:15:06
+5đ tặng

hứ nhất, ràng buộc về thuế quan. Các nước đều được thúc giục, ở đâu có thể thì loại bỏ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán thương mại đa biên. Thuế nhập khẩu được cắt giảm như trên bị buộc không được tăng lên nữa bằng cách bị liệt kê vào trong danh mục cam kết quốc gia của mỗi nước.

Thứ hai, bảo hộ các ngành sản xuất trong nước thông qua thuế quan. Mặc dù WTO được sinh ra là để thúc đẩy tự do hóa thương mại, song WTO thừa nhận rằng, các nước thành viên có thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh nước ngoài. Tuy vậy, WTO yêu cầu các nước phải tiến hành sự bảo hộ đó thông qua thuế quan. Bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với nguyên tắc của WTO là những trường hợp áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử. Để áp dụng những biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh này, các nước phải tuân thủ những ràng buộc của WTO nhằm tránh sự lợi dụng để bảo hộ sản xuất nội địa. Hạn ngạch thuế quan cũng được áp dụng với tư cách là một công cụ được WTO thừa nhận để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Đây chính là công cụ kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan.

Thứ ba, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan. WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, bao gồm cả các rào cản có tính chất hành chính như hạn ngạch, giấy phép, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu thụ trong nước. Các quốc gia thành viên WTO cũng không được áp dụng biện pháp cấm nhập trừ trường hợp những hàng hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng và đời sống con người. WTO cũng ngăn cản các quốc gia sử dụng các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước bằng Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Hai hiệp định này quy định những nguyên tắc và các công cụ để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật của một quốc gia không tạo ra rào cản đối với tự do hóa thương mại giữa các quốc gia.

Xét dưới góc độ nguyên tắc chung nhằm tránh lợi dụng để bảo hộ, TBT và SPS có nhiều điểm tương đồng. Sự khác nhau giữa hai hiệp định này liên quan đến 4 vấn đề: (i) Bằng chứng khoa học trong soạn thảo các quy định; (ii) Cách thức cụ thể để áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử; (iii) Điều kiện để các nước có thể đi chệch khỏi tiêu chuẩn quốc tế; (iv) Biện pháp tạm thời khi có lan truyền dịch bệnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×