LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cụ thể hành vi xử sự của em theo pháp luật. Liên hệ các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường nơi em đang học tập

Nêu cụ thể hành vi sử sự của em theo pháp luật. Liên hệ các giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường nơi em đang học tập

1 trả lời
Hỏi chi tiết
681
2
1
Ng Duy Manh
12/11/2020 15:39:16
+5đ tặng
Để chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, phát huy vai trò chủ động, tích cực và tính tự giác, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên: mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu, nắm vững và am hiểu sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thấm nhuần đạo đức cách mạng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Mỗi người cần nêu gương sáng trong tuân thủ và chấp hành pháp luật; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; am hiểu pháp luật để thi hành nghiêm chỉnh pháp luật. Đồng thời, cần quán triệt đầy đủ, triển khai thi hành nghiêm túc, biết vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật trong từng hoàn cảnh, điều kiện, đối tượng cụ thể trong quá trình thực thi công vụ để bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật được thi hành một cách công bằng, nghiêm chỉnh, thống nhất trong cả nước. Từ đó, mới có thể giải thích, vận động, thuyết phục, cảm hóa, tập hợp nhân dân để mỗi người dân đều có hiểu biết pháp luật, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật; tuân thủ và chấp hành Hiến pháp và pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội.
Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức đảng và đảng viên: mỗi tổ chức Đảng và đảng viên cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với tư cách là bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, của từng chi bộ. Đưa việc quán triệt, phổ biến nội dung chính sách pháp luật, nhất là các quy định mới ban hành thành một nội dung sinh hoạt Chi bộ thường kỳ; phát huy đầy đủ nhất vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong tự học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật của từng tổ chức Đảng và đảng viên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức đảng và từng đảng viên. Mỗi tổ chức đảng kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành và bảo vệ pháp luật.
Thứ ba, làm tốt công tác thông tin pháp luật để bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia văn bản quy phạm pháp luật (Trung ương và địa phương), công báo (giấy và điện tử) và các cơ sở dữ liệu thông tin về pháp luật khác để phục vụ tốt nhất nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của người dân. Thực hiện tốt các hoạt động tổ chức họp báo Công bố văn bản luật; ra thông cáo báo chí về văn bản; cung cấp đầy đủ các thông tin pháp luật trên cổng/trang Thông tin điện tử của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương; tăng cường các hoạt động đối thoại chính sách pháp luật gắn với vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn. 
Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật  cho cán bộ, đảng viên theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể hướng đến mục tiêu “Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật”. Chú trọng phổ biến nội dung chính sách pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật qua vụ việc, tình huống, sự kiện cụ thể. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để gắn kết chặt chẽ giữa công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng đến mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện với các tiêu chí: “Đẹp về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất; nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Năm là, gắn kết chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật và công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là công tác vận động quần chúng và các cuộc vận động, các phong trào xã hội rộng lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát động để phát huy đầy đủ nhất vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tập hợp, vận động quần chúng, vận động nhân dân học tập, tìm hiểu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành, tự giác triển khai thực hiện tốt trong thực tiễn. Phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, mạng lưới thông tin cơ sở, các tổ chức hành nghề luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; củng cố, kiện toàn gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần phát hiện những vướng mắc, bất cập, những lỗ hổng, điểm nghẽn lớn trong thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật cũng như cơ chế tổ chức thực hiện chính sách pháp luật để từ đó đề xuất, kiến nghị với Đảng, với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách pháp luật; kịp thời nêu gương “người tốt, việc tốt” trong xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật cũng như trong tuân thủ, chấp hành pháp luật để phổ biến, nhân rộng, tạo các điển hình tiên tiến, tạo thành phong trào rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho cái tốt, cái tích cực đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng về đạo đức và xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư