Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sống cần kiệm là gì? Cách rèn luyện

Sống cần kiệm là gì ? Cách rèn luyện 
giúp mình đi mình cần rất gấp 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
868
2
1
Đỗ Chí Dũng
12/11/2020 19:48:01
+5đ tặng
Cần, kiệm, liêm, chính không phải là vấn đề mới mà ngay từ thời phong kiến Nho giáo đã nói đến. Nhưng trên quan điểm như Người đã từng nói rằng nếu như đặt ngược lại tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, từ chỗ phục vụ cho trật tự phong kiến thành phục vụ cho trật tự mới thì chúng ta vẫn có thể sử dụng nhiều nhân tố tích cực của Nho giáo vào trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta hôm nay.

Tư tưởng về Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Người đề cấp đến trong nhiều bài nói, bài viết nhưng thể hiện rõ nhất trong cuốn sách có tựa đề Cần kiệm liêm chính do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 1 xuất bản năm 1949. Đây chính là quyển sách do Hồ Chí Minh viết và lấy bí danh Lê Quyết Thắng. Mở đầu cuốn sách, Người viết: “ Vì sao Hồ Chủ tịch đề ra khẩu hiệu Cần, Kiệm, Liêm, Chính? Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc”. Là những người công tác trong ngành giáo dụcg, chúng ta  càng cần phải rèn luyện Cần, Kiệm, Liêm chính theo tư tưởng của Người để xứng đáng là người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo.

Trước hết, Người nói về Cần. Cần là siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai. Cần cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta vốn cần cù siêng năng, chịu khó  theo tinh thần năng nhặt chặt bị.  Mỗi chúng ta nếu không cần thì sẽ không có kiến thức để giảng dạy cho sinh viên. Kiến thức được đào tạo trong trường đại học mới chỉ là nền tảng. Nếu không cần mẫn để mỗi ngày bổ sung thêm một ít kiến thức thì chúng ta sẽ không thực hiện được phương châm “ biết mười dạy một” mà có khi lại là “ biết một, biết hai dạy một”. Từ kiến thức chuyên môn, kiến thức sư phạm, kiến thức giao tiếp, ứng xử. . . mỗi người đều phải kiên trì tích lũy theo thời gian.

Theo Hồ Chí Minh, cần phải đi đôi với kế hoạch , có như vậy thì mới có kết quả tốt. Kế hoạch nghĩa là phải  tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng., cái gì nên làm trước, cái gì nên làm sau. Nếu không làm được như vậy thì sẽ hao tổn thời giờ, lãng phí thời giờ và của cải. Cần lại phải đi đôi với chuyên. . Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Người cho rằng nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần  thì cũng vô ích. Như thế chẳng khác gì một tấm vải phơi một hôm mà ngâm nước mười hôm, thì ướt vẫn hoàn ướt. Theo Người,Cần cũng không được làm xổi . Nếu làm một ngày bán sống bán chế rồi sau đó bị ốm đau thì cũng không phải là cần.

Vậy kẻ thù của cần là gì? Người nói lười biếng là kẻ địch của cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng trăm, hàng vạn người. Vận dụng vào thực tế, điều này rất đúng. Cả Khoa, Phòng cần mẫn, siêng năng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn , nhưng chỉ cần một người chưa cần, làm chưa tốt, vi phạm khuyết điểm là công lao phấn đấu của tập thể coi như không được thừa nhận. Do đó, ai cũng phải cần, cả tập thể phải cần.

Cần phải đi đôi với kiệm. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Vậy nếu cần mà không kiệm thì sao? Thì làm chừng nào xào chừng ấy . Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Nếu chúng ta cần cù tích lũy nhưng lại tiêu pha hoang phí thì cần cù để làm gì. Nhiều quốc gia giàu có nhưng nhân dân sóng rất tiết kiệm, không có chuyện gọi một bàn tiệc tốn kém, ăn một ít  rồi để lãng phí. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được . . .Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao mòn dần, cho đến khô kiệt. Sinh thời Bác rất tiết kiệm, từ bữa ăn, quần áo mặc, giấy viết đến thời gian. . .Nhiều khi chúng ta  lụng vất vả để có thu nhập nhưng lại tiêu pha phung phí chỉ trong vài ngày.

Vậy theo Người, phải tiết kiệm những cái gì? Tiết kiệm của cải vật chất chưa đủ mà phải tiết kiệm cả thời gian. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời gian đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại  được. Muốn tiết kiệm thời giờ thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên nay lần mai lữa. Trong thực tế, nhiều lúc nhận công việc được phân công, có thời gian quy định rõ ràng nhưng chúng ta đã lần lữa rồi viện lý do biện hộ cho sự chậm trễ. Người còn nói không chỉ tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người. không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác.

Hồ Chí Minh kêu gọi tiết kiệm nhưng người phê phán thói bủn xỉn. Cần phải hiểu cho đúng chữ kiệm. Kiệm không đúng sẽ trở thành bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Vậy bủn xỉn là gì? Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải là kiệm. Nhiều sinh viên đã không hiểu điều này nên quá tiết kiệm những cái rất cần thiết cho mình như nhịn ăn sáng, không mua tài liệu học tập . . . Thu nhập của giảng viên chẳng đáng là bao nhưng chúng ta cũng nên trích ra phần nhỏ để mua thêm tài liệu chuyên môn giúp mở rộng hiểu biết của mình nhằm giảng dạy tốt hơn.

Hồ Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề xa xỉ. Vậy theo Người, xa xỉ là gì? Việc đáng làm trong một giờ mà kéo dài đến hai, ba giờ là xa xỉ. Hao phí vật liệu là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Ăn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng là xa xỉ. Vì vậy, xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.

Cần kiệm phải gắn với Liêm. Liêm là trong sạch , không tham lam. Có kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Khổng Tử từng nói rằng Người không liêm không bằng súc vật. Con người phải sống liêm khiết, phải biết kiềm chế những ham muốn của mình, phải tránh làm việc bất liêm Người cũng giải thích về bất liêm.Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư. Người buôn bán mua một bán mười, hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ . .. Người làm nghề ( bất cứ nghề gì)  nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào. . . đều là bất liêm. Vậy bất liêm xét cho cùng là phải tội gì? Người viết: công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Người cho rằng pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.  Cuộc sống của mỗi người chúng ta ai cũng còn có những khó khăn nhất định, ai cũng có những mong muốn của mình nhưng nếu quá tham lam chúng ta sẽ trở thành người có tội. Dù có thể không ai biết tội của mình nhưng mình biết, trời đất biết, lương tâm mình sẽ không yên ổn nếu mình vì tham mà làm hại người khác, chiếm đoạt của người khác. Là thầy cô giáo, càng phải giữ chữ liêm.

Hồ Chí Minh cho rằng cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Chính là người không tà, ngay thẳng, đứng đắn. Điều gì không không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà…Người làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Người đã chia ra ba mặt mà bất cứ người nào cũng phải thực hiện. Đó là đối với mình, đối với người và đối với công việc.

Đối với mình Người nhắc nhở chớ tự kiêu tự đại. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Phải luôn luôn cầu tiến bộ. Luôn luôn tự kiểm điểm  những việc mình đã làm, những lời mình đã nói để phát ttriển điều hay, sửa đổi khuyết điểm. Người nhắc lời Khổng Tử rằng mình phải chính trước, mình không chính thì chính ai cho được, mình không chính mà muốn chính người khác là vô lý.

Đối với người, Hồ Chí Minh căn dặn chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh kẻ dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới. Đối với công việc, phải để việc nước lên  trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.  

Những điều Bác dạy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi chúng ta phải chuyên cần nghiên cứu tài liệu,  sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp,  để tích lũy kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy. Chúng ta cũng phải biết sử dụng phù hợp, linh hoạt quỹ thời gian của bản thân để làm sao vừa hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn, vừa làm trọn chức năng của mình ở gia đình, vừa có thể cùng bạn bè, gia đình thỉnh thoảng thư giãn. Cũng phải biết tiết kiệm từng chút thời gian của sinh viên bằng cách không đi chậm, không làm việc khác ảnh hưởng tới giờ giảng. . . . Biết tiết kiệm thời gian của người khác như họp hành không nói dài, nói xa trọng tâm, nói điều nhỏ nhặt, không thật cần thiết thì không họp vì bây giờ có nhiều phương tiện để truyền tải thông tin. Vấn đề là ở chỗ hiệu quả công việc phải tốt. Hòa đồng, gần gũi mọi người  là là phong cách sống tốt nhưng như vậy không có nghĩa là nay ngồi phòng này, mai ngồi phòng nọ để tán chuyện trong giờ làm việc làm ảnh hưởng hiệu quả công việc của người khác . . .

Chúng ta phải tiết kiệm tiền của cho nhà trường, từ tiền điện, tiền nước cho đến các loại chi tiêu khác. Thật đáng trách có những lớp đã tan học  nhưng quạt vẫn quay, điện vẫn sáng. . . Là giảng viên, chúng ta cần sống trong sáng, chính đáng để làm gương cho học trò. Chúng ta càng phải rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính hơn bất cứ ai, vì sản phẩm của chúng ta là những người con tương lai của đất nước, nếu không thì mình không chính thì chính ai cho được. Là người làm công tác lãnh đạo, quản lý càng cần phải chính đáng, gương mẫu, nếu không, sẽ khó mà điều hành được cấp dưới. Do đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, mỗi người đều phải kiên trì, thường xuyên thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính ./.

Xem thêm (+)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Macchiato
12/11/2020 19:49:22
+4đ tặng

CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai” mà còn “có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần”. Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một chiều mà thường xuyên và liên tục. Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có nghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra, bởi: “Nếu mỗi người, mỗi ngày làm thêm một tiếng đồng hồ thì: Mỗi tháng sẽ thêm 300 triệu giờ. Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ… Cứ tính một giờ làm đáng giá một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta đã có thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền đó thêm vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công”[4].

KIỆM “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” và không phải là bủn xỉn. Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “KIỆM mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển”. Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ, bởi “của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được”[5]. Vì thế, thời giờ cần tiết kiệm và đó cũng là Cần; “tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người”, cũng giống như “khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”[6]. Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phải khéo tổ chức, vì “không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm” và phải “kiên quyết không xa xỉ”. Từ đó, “một mặt, chúng ta thi đua KIỆM. Một mặt, chúng ta thi đua CẦN” thì cộng lại là “nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công”…

0
0
Nguyễn Thị Lệ Hoa
13/11/2020 19:25:43
+3đ tặng
Cần, kiệm, liêm, chính không phải là vấn đề mới mà ngay từ thời phong kiến Nho giáo đã nói đến. Nhưng trên quan điểm như Người đã từng nói rằng nếu như đặt ngược lại tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, từ chỗ phục vụ cho trật tự phong kiến thành phục vụ cho trật tự mới thì chúng ta vẫn có thể sử dụng nhiều nhân tố tích cực của Nho giáo vào trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư