1., một số tiểu quốc, vương quốc lớn thấy dân cư của vương quốc mình quá nhiều nên ra chính sách di cư để đưa dân sang nơi khác để tránh sức ép về gia tăng dân số; tiêu biểu là các vương quốc Kushan, Adhra, Gupta… Dưới tác động của chính sách trên, nhiều người Ấn đã di cư sang các vùng đất mới lạ ở Đông Nam Á, thiết lập các khu định cư và thường thì các khu định cư là tên của các địa danh Ấn Độ cũ: Campuchia – tên gốc là Kambuja (một thành phố nổi tiếng ở Tây Bắc Ấn Độ cổ xưa).
2., người Ấn Độ di cư mạnh mẽ sang Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trước hết là do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về cơ tầng văn minh nông nghiệp cổ xưa, sự giống nhau về phong tục tập quán, văn hóa dân gian, di tích khảo cổ…
3., do nhu cầu tìm sản vật địa phương và mở rộng địa bàn buôn bán mới. Đúng như vậy, việc các lái buôn Ấn thi nhau sang tìm vàng ở khu vực Đông Nam Á đã đẩy nhanh tốc độ giao lưu, giao thoa văn hóa giữa hai khu vực. Do được buôn bán ở Đông Nam Á, người Ấn Độ học được của họ kỹ thuật hàng hải – nghề đi biển, một thứ kỹ thuật mà xưa kia họ chưa hề biết đến, hoặc nếu có thì biết qua sách vở chứ chưa có thực tế. Họ học được nghề đóng thuyền, đóng tàu buồm lợi dụng sức gió mùa của người Ba Tư để chở nhiều người (600 – 700 người), thực hiện chuyến đi dài ngày trên biển và vận chuyển nhiều hàng hóa hơn để sang khu vực Đông Nam Á trao đổi, buôn bán. Để tạo điều kiện cho các chuyến đi biển diễn ra thuận lợi, người Ấn Độ lập chợ búa, hải cảng ở Nam Ấn, Đông Ấn, Java, Malaya… để hoạt động đường biển được tiện lợi hơn.
4., đó là do sự phát triển của các tôn giáo, nhất là Phật giáo; các tư tưởng của Phật giáo nhanh chóng phát triển thuận lợi là do giáo lý của nó. Trước kia, người Ấn Độ theo Balamon giáo rất sợ tiếp xúc với người bên ngoài, vì nếu tiếp xúc thì họ sẽ bị xem là “không trong sạch” và bị đuổi ra khỏi đẳng cấp. Quy định ngặt nghèo đó phần nào cản trở việc xuất dương của họ ra bên ngoài. Nhưng các tín đồ Phật giáo đã gạt bỏ những điều cấm đoán đó; dùng tư tưởng “không thành kiến về chủng tộc” của mình để mở đường cho người Ấn Độ di cư sang Đông Nam Á một cách thuận lợi. Tận dụng điều kiện thuận lợi đó, nhiều thương nhân, nhà tu hành vả thủy thủ và cả những vị tu sĩ Balamon đã vứt bỏ thành kiến đã xuất dương sang Đông Nam Á. Đông Nam Á với những mảnh đất xanh tươi màu mỡ, dân cư hiền hòa và hiếu khách đã hấp dẫn họ. Khi định cư hẳn nơi này, họ bắt đầu lập những khu định cư rồi sau đó biến những nơi này thành những trung tâm văn hóa, kinh tế với biểu hiện ngày càng rõ nét của văn hóa Ấn Độ, đồng thời có sự đan xen của văn hóa địa phương,...