Cảm nhận 7 câu thơ đầu "Đồng chí" (Chính Hữu)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
Qua bảy câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã cho người đọc thấy cơ sở của tình đồng đội, đồng chí.
Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang đối thoại với nhau. Giọng điệu tự nhiên, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ. Đó là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du. Hai vùng đất trên xa cách hoàn toàn về địa lý. Tác giả đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ để nói quê hương của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân thôn quê và dân dã đúng như con người – những chàng trai chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận. Như vậy, cùng chung xuất thân chính là cơ sở để hình thành nên tình đồng chí.
Từ những phương trời xa lạ, họ đã nhập ngũ và trở thành đồng đội. Hình ảnh “Súng bên súng” thể hiện cho những con người cùng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, giữ gìn nền độc lập tự do của dân tộc với tinh thần: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó. Cuối cùng câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi: “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng” . Họ thực sự đã trở thành những người bạn tri kỷ, thấu hiểu và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh. Đoạn thơ khép lại với hai từ “Đồng chí!” thể hiện một cảm xúc chân thành, dồn nén. Chỉ hai từ ngắn thôi nhưng đã thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu nặng giữa những người lính.
Như vậy, đoạn thơ đầu của “Đồng chí” vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |