Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng sẽ quy định cụ thể về việc bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; hoạt động bảo vệ an ninh mạng; các lực lượng trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ an ninh mạng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các điều khoản thi hành của Luật an ninh mạng.
Nhìn chung, việc Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên Internet. Khi tuân thủ đầy đủ các quy định giống như doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ bình thường. Do vậy, khi Luật An ninh mạng đi vào hoạt động, sẽ không có chuyện Google hay Facebook bị cấm tại Việt Nam như nhiều người đã lo ngại.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi Luật An ninh mạng có hiệu lực
Luật An ninh mạng sẽ siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng. Theo đó, sẽ có thêm nhiều điều luật nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng. Điều này đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian mạng.