Viết một bài báo ngắn gọn để quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương .
Chủ đề báo trí
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phát biểu tại Diễn đàn bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhận định: Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ nông sản thực phẩm các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 10 triệu dân sinh sống. Xu hướng tiêu dùng đối với nông sản, trái cây nói chung của người tiêu dùng Thủ đô do các nhà bán lẻ, siêu thị nhận định là chuộng nông sản, trái cây trong nước sản xuất với chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng với nông sản Nam Bộ, thị trường Hà Nội đã và đang tiêu thụ lượng lớn nông sản, trái cây từ tỉnh này do khả năng tự cung ứng của Hà Nội chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Cụ thể, trái cây mới đáp ứng 35% nhu cầu, thủy sản là 5%. Hà Nội có nhu cầu rất lớn các sản phẩm nông sản chất lượng cao của Nam Bộ như: gạo chất lượng cao, thủy sản, cam xoàn, xoài cát Hòa Lộc, quýt hồng Lai Vung, bưởi da xanh Năm Roi… Tuy nhiên, theo bà Phương Lan việc khai thác tiêu thụ nông sản, trái cây Nam Bộ tại thị trường Hà Nội hiện nay qua các kênh siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, trong đó kênh thương lái vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên chưa quảng bá tốt được thương hiệu, sản phẩm vùng miền.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: THANH TRÀ)
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu đặt hàng qua điện thoại, vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn chưa được bà con chú trọng. Mặt khác, logistic kém khiến tăng chi phí sản phẩm.
“Tiền chi phí vận chuyển lớn khiến giá thành sản phẩm cao, siêu thị không nhập được hàng, sản phẩm bán với giá cao thì người tiêu dùng cũng không mua”, bà Lan nói.
Theo ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, mặc dù có nhiều tiềm năng trong sản xuất, tuy nhiên, sức cạnh tranh một số sản phẩm nông sản của Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung vẫn còn ở mức thấp, thị trường tiêu thụ chưa nhiều và không ổn định, chưa hình thành được liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít, năng lực và tài chính còn hạn chế. Ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là ứng dụng công nghệ cao.
“Thí dụ như sản phẩm khoai lang, Vĩnh Long mới chỉ sản sản xuất thủ công truyền thống, chưa áp dụng công nghệ cao nên năng suất còn ít. Chúng tôi đã có gắn kết với thị trường Hà Nội nhiều, tuy nhiên, nhận được sự phán ánh từ đại diện một siêu thị Hà Nội về việc các doanh nghiệp tại tỉnh đưa hàng ra chuyến đầu thì tốt nhưng những chuyến sau thì chưa đạt. Điều này đặt ra những yêu cầu làm thế nào để liên kết giữa doanh nghiệp, HTX của Vĩnh Long với chuỗi phân phối hiện đại thực sự hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Liêm nói.
Đồng quan điểm về vấn đề này, đại diện Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Big Green Việt Nam và Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco đều cho biết, các doanh nghiệp đều vướng ở sản lượng của một số các doanh nghiệp, HTX tại Nam Bộ chưa đều, giá thành cao, chất lượng không đồng đều khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản dù hợp đồng đã được ký kết.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |