Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 8
30/11/2020 19:21:37

Hoàn cảnh ra đời, nội dung tích cực và tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, nội dung tích cực và tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ?
Câu 2:   Hoàn cảnh ra đồi và nội dung tích cực và tác dụng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp?
Câu 3: Nguyên nhân, kết quả, tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907?
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Nêu những đặc điểm nổi bật của phong trào đó?
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng công nghiệp? Hệ quả của cách mạng công nghiệp?
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, diễn biến ,kết quả và tính chất của Cách mạng TânHợi 1911? 
Câu 7:  Hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản , tính chất và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị?
Câu 8: Nguyên nhân, kết cục, tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em làm gì để ngăn chặn chiến tranh?
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
308
3
3
Lâm
30/11/2020 19:23:55
+5đ tặng
Câu 3
​* Nguyên nhân:
 
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
 
- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
 
- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
 
* Diễn biến:
 
- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
 
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.
 
- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
 
- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
 
- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.
 
- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
toán IQ
30/11/2020 19:24:05
+4đ tặng

câu 3

Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

Kết quả:

Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1907.

câu 4

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bị thất bại vì: Chưa có sự liên kết giữa các dân tộc, tham gia chiến đấu rải rác không tạo thành một khối, không có lãnh đạo, quân đội chưa đủ mạnh để chống lại chủ nghĩa thực dân xâm lược....
=> Thất bại, tan rã, bị đàn áp quá đẫm máu.....
Từ nhận thức trên chúng ta rút ra được ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Đông Nam

câu 5

Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:

* Về kinh tế:

- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

* Về xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.

- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên

2
2
Kiên
30/11/2020 19:24:18
+3đ tặng
6.

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh ”Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng.

 

- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

 

- Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.

 

- Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải - một đại thần của triều đình Mãn Thanh. Theo thỏa thuận, sau khi đã ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-2912), ngày 6-3-1912 Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

 

Kết quả của Cách mạng Tân Hợi:

 

- Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

- Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

 

- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

1
2
ChinPu
30/11/2020 19:24:24
+2đ tặng

câu 3

Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.

Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.

Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

Kết quả:

Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1907.

câu 4

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bị thất bại vì: Chưa có sự liên kết giữa các dân tộc, tham gia chiến đấu rải rác không tạo thành một khối, không có lãnh đạo, quân đội chưa đủ mạnh để chống lại chủ nghĩa thực dân xâm lược....
=> Thất bại, tan rã, bị đàn áp quá đẫm máu.....
Từ nhận thức trên chúng ta rút ra được ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Đông Nam

câu 5

Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:

* Về kinh tế:

- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

* Về xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.

- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên

câu 6

Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo
* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc

 Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc

* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt

câu 7

Nội dung:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

 Kết quả:

- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

câu 8

Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả:

 Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

2
0
Phạm Minh Thắng
30/11/2020 19:25:56
+1đ tặng
Câu 1:
Hoàn cảnh ra đời:

Vào thời điểm Tuyên ngôn Độc lập được thông qua vào tháng 7 năm 1776, Mười ba thuộc địa và Vương quốc Anh đã có chiến tranh trong hơn một năm. Mối quan hệ đã xấu đi giữa các thuộc địa và nước mẹ kể từ năm 1763. Quốc hội ban hành một loạt các biện pháp để tăng doanh thu từ các thuộc địa, như Đạo luật tem năm 1765 và Đạo luật Townshend năm 1767. Quốc hội tin rằng những hành vi này là một biện pháp hợp pháp về việc các thuộc địa phải trả phần chi phí hợp lý của họ để giữ họ nằm trong Đế quốc Anh.
Tuy nhiên, nhiều người dân thuộc địa đã phát triển một quan niệm khác về đế quốc. Các thuộc địa không được đại diện trực tiếp trong Nghị viện và thực dân cho rằng Nghị viện không có quyền đánh thuế đối với họ. Tranh chấp về thuế này là một phần của sự khác biệt lớn hơn giữa các diễn giải của Anh và Mỹ về Hiến pháp Anh và phạm vi quyền lực của Nghị viện tại các thuộc địa. Quan điểm chính thống của Anh, có từ Cách mạng Vinh quang năm 1688, là Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao trên toàn đế quốc, và theo định nghĩa, bất cứ điều gì mà Nghị viện làm đều là hiến pháp. Tuy nhiên, tại các thuộc địa, ý tưởng đã phát triển rằng Hiến pháp Anh công nhận một số quyền cơ bản nhất định mà không chính phủ nào có thể vi phạm, ngay cả Nghị viện. Sau Đạo luật Townshend, một số nhà tiểu luận thậm chí bắt đầu đặt câu hỏi liệu Quốc hội có quyền tài phán hợp pháp nào ở các thuộc địa hay không. Dự đoán sự sắp xếp của Khối thịnh vượng chung Anhtrước năm 1774 nhà văn Mỹ như Samuel AdamsJames Wilson, và Thomas Jefferson đang tranh luận rằng Nghị viện chỉ là cơ quan lập pháp của Vương quốc Anh, và rằng các thuộc địa, có cơ quan lập pháp riêng, là kết nối với phần còn lại của đế chế chỉ thông qua lòng trung thành của họ với Vương miện.

Nội dung: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là tuyên bố được thông qua bởi cuộc họp của Quốc hội lục địa lần thứ hai tại Tòa nhà bang Pennsylvania (nay là Hội trường Độc lập) ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tuyên ngôn tuyên bố rằng Mười ba thuộc địa trong tình trạng chiến tranh với Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ coi mình là mười ba quốc gia độc lập có chủ quyền, không còn dưới sự cai trị của Anh. Với Tuyên ngôn, các quốc gia mới này đã thực hiện bước đầu tiên tập thể để hình thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuyên ngôn được ký bởi các đại diện từ New Hampshire, vịnh Massachusetts, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, Bắc Carolina, Nam Carolina và Georgia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo