Cảm nhận của anh ( chị ) về hình ảnh trang nam nhi thời Trần. (*Không qua bài thơ " Tỏ lòng")
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đi qua bao cuộc chiến gian khổ, giành bao chiến thắng hào hùng, oanh liệt. Để có được những chiến công vang dội ấy, cùng với tinh thần đoàn kết dân tộc còn nhờ vào tình yêu nước, tinh thần trách nhiệm của con người, đặc biệt là của các trang nam tử. Viết về tinh thần trách nhiệm, chí của kẻ làm trai, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm "Thuật hoài" (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ đã tái hiện hình ảnh trang nam nhi thời Trần anh dũng với lòng yêu nước thiết tha và ý thức trách nhiệm, ý chí nghị lực phi thường.
Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trước tiên được miêu tả với tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"
(Múa giáo non sông trải mấy thu)
Họ hiện lên trong tư thế hiên ngang và hành động kỳ vĩ, sánh vai cùng vũ trụ. Trong nguyên văn, đấng nam nhi cầm ngang ngọn giáo chứ không "múa giáo" như ở bản dịch thơ. "Giang sơn" vừa gợi tả không gian mang tầm vũ trụ vừa chỉ cụ thể đất nước. Giang sơn còn gợi nhắc đến "thiên, địa, nhân". Không chỉ có trời và đất, con người cũng vô cùng quan trọng.
Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần. Nó được đo bởi chiều rộng của đất mẹ, chiều cao của bầu trời, giống như khẳng định chủ quyền dân tộc. Cầm ngang ngọn giáo trên tay, sánh ngang với vũ trụ, trang nam nhi chủ động đứng trong tư thế và tầm nhìn bao quát, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ giang sơn.
Đó là trách nhiệm cũng là sứ mệnh cao cả mà người tráng sĩ cố gắng thực hiện. Bất chấp sự trôi đi của thời gian, sứ mệnh ấy đã trải khắp mấy thu. Chẳng màng nguy hiểm gian nan, thế sự chuyển vần, khát vọng bảo vệ giang sơn vẫn không hề thay đổi. Chỉ một câu thơ ngắn gọn, Phạm Ngũ Lão tái hiện thành công lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với đất nước của nam nhi thời Trần.
Không những thế, hình ảnh trang nam nhi thời Trần còn hiện lên tuyệt đẹp với ý chí chiến đấu và sức mạnh phi thường:
"Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu"
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Lịch sử ghi lại, triều đại nhà Trần, quân đội chia ra thành ba bộ phận: Tiền quân, Trung quân, Hậu quân. Mỗi bộ phận tuy có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Song tất cả đều khí phách hơn người, được huấn luyện vô cùng nghiêm khắc. Khổ luyện nhiều năm, những đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất ai cũng mang trong mình sức mạnh cường tráng. Sức mạnh ấy thậm chí có thể dễ dàng nuốt trôi một con trâu lớn. Phạm Ngũ Lão đã sử dụng hình ảnh so sánh cường điệu hóa, khắc họa và làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của người nam nhi thời Trần.
Họ không chỉ mạnh mẽ về thể chất mà còn sở hữu ý chí chiến đấu ngoan cường. Với những yếu tố đó, đội quân nhà Trần trở nên vô cùng mạnh mẽ. Sự thật là họ đã giành chiến thắng, 3 lần đánh tan giặc Nguyên Mông xâm lược. Họ mang trong mình phẩm chất anh hùng, cùng nhau viết lên bảng vàng lịch sử hào khí Đông A chói lọi của thời đại.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể nhận ra hoài bão và lý tưởng công danh của trang nam nhi thời Trần:
"Nam nhi vị liễu công danh trái"
(Công danh nam tử còn vương nợ)
Nói như Nguyễn Công Trứ
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Công danh vốn là quy luật tất yếu trong cuộc đời đấng nam tử. "Nợ công danh" là món nợ ai cũng phải trả, nam nhi thời Trần cũng không ngoại lệ. Nhưng, với những người tráng sĩ "bình Nguyên" thuở ấy, thời điểm đất nước đang bị giặc lăm le xâm chiếm thì "nợ công danh" mà họ phải trả lại ở một tầm vóc khác. Đó là sự cống hiến hết mình, làm sao sao để bảo vệ độc lập chủ quyền, để nhân dân ấm no, yên ổn.
Có thể nói, quan niệm của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó cổ vũ con người, đặc biệt là trang nam tử từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, đánh thức trách nhiệm với non sông, Tổ quốc.
Với quan niệm ấy, mặc dù đã hết mực cống hiến hi sinh, người nam nhi thời Trần vẫn cảm thấy chưa đủ và hổ thẹn:
"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
( Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu )
Gợi nhắc câu chuyện cổ về Gia Cát Lượng, Phạm Ngũ Lão thể hiện sự hổ thẹn của mình. Là một trong ba danh tướng tài ba tài ba nhất thời Trần, suốt cuộc đời, Phạm Ngũ Lão không hề làm điều thẹn với dân, với nước, với chính mình. Nói thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn. Nỗi thẹn ở đây không khiến hình ảnh trang nam nhi trở nên nhỏ bé mà giúp chúng ta thấy được tầm vóc lớn lao và ý chí mãnh liệt của họ.
Có thể nói, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, lời thơ đanh thép, hào hùng cùng những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ. Nhịp thơ biến hóa linh hoạt, lúc nhanh mạnh dứt khoát, khi chậm rãi suy tư. "Thuật hoài" đã khắc họa thành công hình ảnh trang nam nhi thời Trần với vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, có lý tưởng, hoài bão, có ý chí nghị lực và sức mạnh phi thường. Những năm tháng kháng chiến thuở ấy, họ đã hiên ngang bất khuất, chiến đấu và hi sinh cho Tổ Quốc. Cùng viết lên những trang sử vàng cho dân tộc. Đồng thời bài thơ cũng góp phần khẳng định tài năng thi ca và vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của vị tướng tài ba Phạm Ngũ Lão.
Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong "Thuật hoài" cùng những bài thơ như "Hịch tướng sĩ" "Bạch Đằng giang phú"... đã dựng lên những tượng đài bất tử về người anh hùng dân tộc trong lòng chúng ta. Để rồi rất nhiều năm qua đi, nhân dân Việt Nam vẫn nghe mãi âm vang của một thời "hào khí Đông A" hào hùng oanh liệt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |