Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các phần của thân non và chức năng của mỗi phần. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ

Câu 1:Nêu các phần của thân non và chức năng của mỗi phần
Câu 2:So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ
Câu 3:Cây gỗ to ra do đâu?
Câu 4:Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
Câu 5:Hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa rác và ròng
Câu 6:Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà,trụ cầu,tà vẹt?Tại sao?
Câu 7:Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng
Câu 8:Mạch rây có chức năng gì?
Câu 9:Tìm những điểm giống và khác nhâu giữa các củ:dong ta,khoai tây
Câu 10:Kể tên một số loại thận biến dạng,chức năng của chúng đối với cây
   Mọi người giúp với.Mik sắp thi rồi!

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
821
2
2
Phuonggg
10/12/2020 13:31:03
+5đ tặng

Câu 10:

- Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất  dự trữ 
- Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ
- thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Anh Minh
10/12/2020 13:31:11
+4đ tặng
Nguyễn Ngọc Nhiii
có 10 câu mà bạn
2
2
STM D
10/12/2020 13:31:59
+3đ tặng

Câu 1:

-Vỏ
Biểu bì: bảo vệ thân 
Thịt vỏ: dự trữ và quang hợp
-Trụ giữa
Một vòng bó mạch: Vận chuyển các chất trong cây 
Ruột: dự trữ

Câu 2: 

  • Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
  • Khác nhau:
Cấu tạo rễ   
  • Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.
  • Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.
  • Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.
 Cấu tạo thân non
  • Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.
  • Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.
  • Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
câu 3 :
  • Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
    • Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
    • Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
câu 4 :
  • Người ta có thể xác định tuổi cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây (qua mặt cắt ngang thân cây).
  • Mỗi năm cây sinh ra một vòng vì vậy, đếm được bao nhiêu vòng gỗ thì cây bấy nhiêu tuổi.
câu 5 :
  • Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
  • Ròng là lớp gỗ màu sẫm ở phía trong, rắn chắc hơn dác, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ cây.
câu 8 : Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống các cơ quan.
câu 10 :
  • Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất  dự trữ 
  • Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ
  • thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước
3
0
ulatr
10/12/2020 13:42:03
+2đ tặng

C1:
Thành phần:
1- Biểu bì:

- Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau

Bảo vệ các phần trong của thân

2- Thịt vỏ:
- Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn. Một số tế bào chứa chất diệp lục

Tham gia dự trữ và quang hợp

3- Mạch rây

- Gồm những tế bào sống vách mỏng

Vận chuyển các chất hữu cơ

4- Mạch gỗ

- Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào

Vận chuyển nước và muối khoáng

5- Ruột
- Gồm những tế bào có vách mỏng Chứa chất dự trữ
C2:
Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
Khác nhau:
+Cấu tạo rễ:
 Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra
 Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.
 Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.
+Cấu tạo thân non:
 Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.
 Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.
 Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
C3:
– Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
– Tầng sinh vỏ: hằng năm sinh ra một lớp tế bào vỏ ở phía ngoài và một lớp thịt vỏ ở phía trong.
– Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ): hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây và ở phía trong một lớp mạch gỗ.
C4:
Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây (qua mặt cắt ngang thân cây). Mỗi năm, tầng sinh trụ sẽ sinh ra thêm 1 tầng mạch gỗ và một tầng mạch rây. Như vậy, mỗi năm cây sẽ cho thêm một chút gỗ ở vòng ngoài. Dựa vào số lượng vòng gỗ ta có thể đoán được số tuổi của cây.
C5:
– Dác: Là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.

– Ròng: Là lớp màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm ở phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.
C6:
– Người ta thường chọn phần gỗ lõi hay còn gọi là phần gỗ ròng để làm cột nhà, trụ cầu, tà vẹt.

– Vì: Phần ròng gồm những tế bào gỗ đã chết, vách dày nên cứng chắc thích hợp cho nhiệm vụ nâng đỡ. Phần ròng cũng là nơi chưa đựng nhiều chất độc cây cất trữ trong thân nên ít mối mọt hơn phần dác, đảm bảo thời gian sử dụng bền lâu hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×