Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chiến dịch Biên giới là kết tinh thành quả của những nỗ lực phi thường của quân và dân ta trong những năm chiến đấu giữa “vòng vây bốn bề của địch” đầy hy sinh, gian khổ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là chiến dịch duy nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo. Thắng lợi Biên giới Thu-Đông 1950 đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn mới-giai đoạn nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tiến công và phản công địch. Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới khẳng định sự phát triển về cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Từ lực lượng nhỏ bé ban đầu, Quân đội ta không ngừng được xây dựng và phát triển về tổ chức, huấn luyện và trang bị, cùng nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám-1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám-1945 thành công, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách như “ngàn cân treo sợi tóc” bởi “thù trong giặc ngoài” và nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định xây dựng và tăng cường lực lượng vũ trang là một trong những trọng tâm của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân hết lòng giúp đỡ, đùm bọc, che chở, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển. Giải phóng quân được chấn chỉnh, mở rộng, đổi tên là Vệ Quốc đoàn. Về tổ chức, chúng ta đã xây dựng được các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, trung đoàn của Bộ, của liên khu, tỉnh. Từ quân số 8 vạn những ngày đầu kháng chiến, đến cuối năm 1949, bộ đội thường trực đã lên tới 23 vạn. Cùng với đó, thực hiện chủ trương chuyển sang vận động chiến, phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, ta thành lập Đại đoàn 308 (8-1949), Đại đoàn 304 (3-1950) và một số trung đoàn độc lập. Từ “cái hạt giống bé nhỏ” là Giải phóng quân ngày nào, đã “nảy nở thành cái rừng to lớn và Vệ Quốc quân”(1). Lực lượng chủ lực của ta đã mạnh lên so với lực lượng cơ động chiến lược của địch.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |