16.
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.
+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
+ Đời sống nhân dân khổ cực.
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
+ Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.
- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.
- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên nắm quyền.
17.
Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nhà Lý đã không còn khả năng lãnh đạo đất nước cũng có nghĩa quyền lực của nhà vua bị suy giảm, quan lại ăn chơi soa đọa, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Sau khi thành lập, nhà Trần đã thực hiện nhiều chính sách tổ chức bộ máy quan lại theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Đồng thời hệ thống quan lại bên dưới tuy vẫn như nhà Lý nhưng có quy củ và đầy đủ hơn.
=> Nhà Trần lên thay nhà Lý có ý nghĩa củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.
18. Chế độ Thái thượng hoàng.
19.
Nhà Trần đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh.
- Đặt chức quan coi việc đê điều (Hà đê sứ).
=> Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước: chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, và chế tạo vũ khí.
- Thủ công nghiệp nhân dân: có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,...
* Thương nghiệp:
- Nội thương: ở các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều. Kinh thành Thăng Long đã có 61 phố phường.
- Ngoại thương được mở mang: các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh); Hôi Thống (Hà Tĩnh);... là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.
20. ruộng vườn, trang trại của quý tộc.
21.phần ruộng đất của quan lại, quý tộc hay công thần thời phong kiến được nhà vua ban cho.