LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chủ đề: phụ nữ xưa và nay: Tìm hiểu phẩm chất của người phụ nữ

chủ đề : phụ nữ xưa và nay
1 tìm hiểu phẩm chất của người phụ nữ
( đặc điểm bên ngoài )
2 xã hội ngày nay vai trò của người phụ nữ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
655
1
1
Tú Uyên
13/12/2020 16:33:51
+5đ tặng

Từ ngàn xưa đến nay và mãi mãi sau này, người phụ nữ Việt Nam vẫn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp to lớn cho xã hội phát triển và thực hiện chức năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là vai trò không thể thay thế được bởi thiên chức cao quý của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban tặng.

 

1. Vai trò làm vợ và thiên chức làm mẹ

1.1. Vai trò làm vợ

Nhân tố tạo nên một gia đình hạnh phúc trước hết là do người phụ nữ biết quên mình để trở thành người vợ thủy chung son sắt, một người vợ luôn hiểu rõ chồng mình, đồng cảm với chồng về tư tưởng, về đời sống tinh thần và con đường sự nghiệp.

Người phụ nữ là người luôn chia sẻ những tâm sự, buồn vui trong cuộc sống với người chồng, hiểu được công việc của chồng, chủ động sắp xếp công việc gia đình để người chồng yên tâm công tác. Trong mọi hoàn cảnh người vợ cùng kề vai sát cánh với người chồng, biết ủng hộ các ý tưởng, hành động tích cực của chồng, là người thúc đẩy những ước mơ, hoài bão, nghị lực của người chồng, bảo vệ uy tín của chồng, giúp đỡ chồng để chồng phấn đấu thành đạt. Đằng sau sự thành công của người chồng đều có bóng dáng của người vợ.

Người vợ là người luôn quan tâm, lo lắng cho chồng, từng bữa ăn giấc ngủ và những điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Trong cư xử với chồng vừa nhẹ nhàng, vừa mềm mỏng, những lúc cần thiết cũng phải thể hiện sự cương quyết cứng rắn để có thể giúp chồng chiến thắng những thói xấu của bản thân mình trước những cám dỗ và các tệ nạn của xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Với lòng bao dung độ lượng vị tha và sự nhạy cảm tinh tế, người phụ nữ biết bỏ qua những lỗi lầm của người chồng, thực sự là người đồng hành của người chồng trên con đường xây dựng hạnh phúc .

Tình yêu của người phụ nữ với chồng, là tình yêu mãi mãi dâng trào, không bao giờ vơi cạn những nhịp sóng yêu thương - một tình yêu bất tử. Một nhà tư tưởng nhận xét: “Trái tim của người phụ nữ không bao giờ già cỗi và một khi nó không yêu nữa thì đó là vì nó đã ngừng đập ”.

1.2. Thiên chức làm mẹ

Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái  từ khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành.

Bằng tình thương vô bờ bến người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần tình cảm với con, giáo dục con về phẩm chất đạo đức, nhân cách để con khôn lớn thành người.

Là người mẹ hết lòng, cả đời hy sinh vì con cũng là tấm gương cho con noi theo, đồng thời là người bạn lớn luôn ở bên con để che chở động viên con vượt qua khó khăn vất vả trong cuộc sống để con trưởng thành.

Người mẹ cũng là người Thầy đầu tiên của mỗi người. Từ khi con cất tiếng khóc chào đời người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm xúc, con lớn hơn một chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con từng câu nói và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy con các hành vi đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Người mẹ là chỗ dựa tâm lý tinh thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ con, dạy bảo con tháo gỡ những trở ngại khó khăn trong cuộc sống. Những phẩm chất quý báu của người mẹ: sự tần tảo, dịu hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng yêu thương con, lòng bao dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái học tập, noi theo.

2. Người phụ nữ là một trong những trụ cột chính tạo thu nhập cho gia đình

Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về kinh tế, tổ chức đời sống vật chất cho gia đình. Người phụ nữ trực tiếp lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho gia đình, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là người quản lý các nguồn lực của gia đình, đảm nhiệm vai trò “Tay hòm chìa khóa” cho gia đình, cùng chồng quản lý thu nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định. Phụ nữ là những người giỏi giang trong việc cân đối các khoản thu chi, biết tính toán một cách khoa học và có nghệ thuật trong việc bếp núc, đảm bảo “Cơm ngon canh ngọt” cho gia đình.

3. Phụ nữ là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình

Ngoài trách nhiệm phát triển kinh tế, người phụ nữ là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động.       

Đảm đang trong mọi việc: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn lắp trong gia đình và những công việc không tên khác, thời gian dành cho công việc gia đình thường gấp đôi người đàn ông (phụ nữ 4,2 giờ/ngày, đàn ông 2,2 giờ/ngày).

Người phụ nữ luôn quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình không chỉ trong việc ăn uống mà còn chăm sóc khi các thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, chồng, con ..) khi đau ốm giúp người già sống lâu, người chồng khỏe mạnh, con cái phát triển tốt.

Vai trò quan trọng khác của người phụ nữ là sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi. Cùng chồng phân công công việc cho các thành viên một cách hợp lý đảm bảo sự bình đẳng trong lao động, đồng thời họ gánh vác công việc nội trợ, là người lập kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình vui vẻ đầm ấm, phù hợp với sở thích của các thành viên bằng những bữa cơm ngon và  cách giao tiếp cởi mở chân thành tạo không khí thân mật ấm cúng, hòa thuận trong gia đình.

4. Người phụ nữ là người chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình

Với trái tim nhân hậu, người phụ nữ biết cách tạo nên gia đình trở thành tổ ấm, nơi sum vầy chia sẻ yêu thương, nơi bộc lộ cảm xúc tâm hồn của mỗi thành viên. Người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm trong gia đình, là người thường xuyên gần gũi động viên, kết nối các thế hệ và các thành viên trong gia đình, có khả năng dung hòa các mối quan hệ của các thế hệ và các thành viên: Ông bà - Cha mẹ - Vợ chồng - Con cháu... để giữ gìn hòa khí trong gia đình. 

Trong cuộc sống sinh hoạt đôi khi cũng có va chạm, mâu thuẫn thì người phụ nữ có vai trò chăm lo đời sống tinh thần, họ là biểu tượng của tình cảm yêu thương gắn bó trong việc: chăm sóc nuôi dưỡng người già, chung thủy yêu thương chồng, dạy dỗ con cái nên người, họ thể hiện vai trò ấy một cách bình dị, tự nhiên như một sự tất yếu dù phải trải qua nhiều gian khó và sự hy sinh.

5. Người phụ nữ là nơi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình

Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của gia đình vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. 

Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới nhường, kính lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực đạo đức, thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.

Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài hát... thông qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình yêu thương và những bài học về đạo lý làm người.

Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết, ngày giỗ ông bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.

Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thể hiện ở việc không ngừng nâng cao năng lực trình độ công tác, đảm bảo sự phân công hợp lý công việc trong gia đình, tham gia các quyết định, đối xử công bằng với các con, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần không phân biệt con trai, con gái .

Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương yêu, sự hy sinh, sự cảm hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên ấm hạnh phúc, tránh được sự sa ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong thời kỳ kinh tế thị trường.

Người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và gia đình. Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội và gia đình hạnh phúc, cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người phụ nữ, chị em rất cần sự ủng hộ từ gia đình, xã hội giúp chị em phụ nữ vươn lên, luôn xứng đáng với phẩm chất cao quý: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” để từng bước nâng cao vị thế của mình đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.   

                                     

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Anh Minh
13/12/2020 16:34:11
+4đ tặng

1. Vai trò làm vợ, làm mẹ

          Có thể nói, con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời. Khi tạo dựng nên con người, tạo hoá ban cho nam giới và phụ nữ những đặc điểm, những cá tính, những khả năng khác nhau để giao cho họ những trọng trách khác nhau. Tạo hoá đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý, ấy là làm vợ và làm mẹ.

Với vai trò làm vợ

Với vai trò làm vợ, người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn đầy ấm áp, yêu thương là gia đình trong đó có người vợ luôn hiểu rõ chồng mình, đồng cảm với chồng trong tư tưởng và cuộc sống tinh thần; sẵn sàng chia sẻ với chồng niềm vui và nỗi buồn; luôn luôn tin tưởng ở chồng.

Với vai trò làm vợ, người phụ nữlà người “nâng khăn, sửa túi” mỗi khi chồng ra khỏi nhà và lo sao cho “cơm ngon, canh ngọt” mỗi khi chồng trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc. Làm vợ, người phụ nữ là người biết rõ sở thích và tâm lí của chồng, luôn quan tâm để hiểu được công việc của chồng; Chủ động thu xếp việc gia đình để chồng có thời gian và yên tâm công tác; động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho chồng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Thậm chí, nhiều phụ nữ còn trở thành cánh tay đắc lực của chồng.

Phải thừa nhận rằng: “Đằng sau sự thành đạt của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ”. Mọi sự thành công trong cuộc sống của người đàn ông đều luôn có sự hỗ trợ hết mình, không biết mệt mỏi của những người vợ.Thực tế cho thấy, không ít người đàn ông nhờ những lời khuyên bảo chân tình, sự động viên, cổ vũ của người vợ đã từ bỏ được ma túy, cờ bạc, rượu chè để chí thú làm ănvà làm giàu chính đáng. Không ít phụ nữ sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của chồng đối với mình, lên tiếng bênh vực, bảo vệ danh dự của chồng trước công chúng. Chính sự bao dung, độ lượng và tình yêu chân thành của người vợ đã giúp cho người chồng nhận thức được đâu là điều thực sự quan trọng trong cuộc đời của họ.

Có thể nói: Người vợ vừa là bạn đồng hành của người chồng trên con đường đời, vừa là hậu phương vững chắc đem đến sự thành đạt của người chồng.

Với vai trò làm mẹ

Người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái, không chỉ từ lúc đứa con cất tiếng khóc chào đời  mà ngay cả khi con còn trong bụng mẹ và khi con đã trưởng thành.

Phụ nữ có quyền tự hào, có quyền hãnh diện khi được tạo hoá ban cho một đặc ân, giao cho một trọng trách vô cùng quan trọng và cao quý ấy.Với những đặc tính và thiên chức đó, từ ngàn đời xưa, phụ nữ luôn là người giữ vai trò quan trọng trong việc chèo lái con thuyền mơ ước đi đến bến bờ hạnh phúc. Người xưa có câu: “Chết cha ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá ngoài đường” chính là muốn đề cao vai trò làm mẹ của người phụ nữ trong gia đình.

Trước hết phải nói đến tình cảm người mẹ, phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu, với tình yêu thương vô bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần to lớn đối với mỗi đứa con. Ngoài ra thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người mẹ đã tác động ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành thể lực, trí lực, phẩm chất, nhân cách của những đứa con. Châm ngôn ta đã có câu “Con nhà tông không giống lông giống cánh”, hay là “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “mẹ nào con nấy”… điều đó cho thấy vai trò và ảnh hưởng to lớn của người mẹ đối với con. Là những người mẹ hết lòng vì con, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời.

Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ sẵn sàng xông pha vào cuộc đời không ngại gian lao, khó nhọc, để trang bị cho con một tương lai rạng rỡ; tình yêu của mẹ như núi cao vời vợi, lòng bao dung của mẹ như đại dương sâu thẳm, đôi mắt của mẹ làm vì sao dẫn lối cho con trẻ vào đời.Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.

Macxim Giocki đã từng ngợi ca thiên chức làm mẹ “không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc. Không có phụ nữ thì không có tình yêu, không có người mẹ thì nhà thơ và anh hùng đều không có”. Mẹ trong tâm hồn chúng ta quan trọng biết chừng nào.

2.Vai trò người thầy đầu tiên của con người

Con người, ai cũng cần được giáo dục. Các nhà khoa học đã khẳng định, con người ngay từ khi sinh ra mà không được giáo dục thì lớn lên chẳng khác gì cây hoang, cỏ dại bên đường, cũng chẳng khác mấy các loài động vật.

Trong gia đình, người mẹ là người thầy đầu tiên của mỗi con người, giáo dục, theo dõi sự trưởng thành của con. Các quan niệm “cha sinh không tày mẹ dưỡng”, “phúc đức tại Mẫu” của người Việt Nam  đã tôn vinh vai trò của người phụ nữ trong việc nuôi dạy con cái; thành ngữ truyền miệng trong dân gian “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”,mặc dù rất bất công khi quy kết trách nhiệm giáo dục con cho người phụ nữ trong gia đình, nhưng nó cũng phản ánh phần nào vai trò dạy dỗ trẻ em của người phụ nữ trong gia đình. Thực tế cho thấy, ngay từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu sự giáo dục, rèn luyện của người mẹ: Từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đến những thói quen sinh hoạt, những suy nghĩ, niềm vui, nỗi buồn của người mẹ đều ảnh hưởng đến đứa con. Khi con cất tiếng khóc chào đời, người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm xúc khi giao tiếp với mẹ theo kiểu người. Lớn hơn một chút, mẹ dạy con cách đứng và chập chững bước đi, dạy con cách cầm thìa và sử dụng các đồ vật, các công cụ theo kiểu người. Khi con lớn hơn nữa, mẹ là người dạy cho con các hành vi đạo đức, các cách ứng xử theo các chuẩn mực của xã hội.

Mẹ là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thường có con  ngoan ngoãn, lễ phép. Người mẹ luôn gần gũi con, hiểu rõ con để dạy bảo, uốn nắn những sai lầm của con. Những phẩm chất quý báu của người mẹ như: tần tảo, dịu hiền, thương yêu con hết mực có sức thuyết phục, cảm hóa lớn đối với đứa con. Sự hy sinh vô bờ bến, tấm lòng bao dung, độ lượng, tính nhẫn nại, thái độ hòa nhã với mọi người... là tấm gương sáng cho con noi theo;

Không chỉ kèm cặp con về kiến thức, người mẹ còn là người bạn lớn của con; chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp con giải quyết những khúc mắc từ đáy lòng, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói họ là chỗ dựa về tâm lý và tinh thần của con. Con cái thường tìm đến mẹ để giãi bày, thổ lộ, và họ đều biết lắng nghe con tâm sự, tìm hiểu ngọn nguồn để đưa ra những lời khuyên nhủ ân tình, thấu đáo, giúp con tháo gỡ vấn đề.

Trong gia đình, người phụ nữ không chỉ là người thầy đầu tiên của con mình mà còn là người thầy của các thành viên khác, trong đó có cả người chồng; Tục ngữ Việt Nam có câu: “Trai khôn dạy vợ, gái ngoan bảo chồng”. Trong mọi thời kỳ của lịch sử Việt Nam, luôn có những người phụ nữ thông minh,tài giỏi,có nhiều mưu lược đã giúp chồng tề gia, trị quốc và cũng không ít người đàn ông là “công tử bột” hay “cậu ấm nhà giàu” chỉ biết ham chơi,sống xa hoa, không nghĩ đến công danh, sự nghiệp... nhờ sự kiên trì thuyết phục, khuyên răn cùng với tình yêu thương và lòng bao dung, độ lượng của người vợ đã từ bỏ được các thói hư, tật xấu, từ bỏ các tệ nạn xã hội, thay đổi lối sống …. trở về làm ăn lương thiện. Không phải ngẫu nhiên mà người đàn ông xưa thường lấy vợ nhiều tuổi hơn mình.

3. Vai trò người lao động tạo thu nhập cho gia đình

Theo quan niệm truyền thống, người chồng là “trụ cột” trong gia đình, chịu trách nhiệm chính trong việc tạo thu nhập cho gia đình. Người vợ chủ yếu lo thu vén nhà cửa, nuôi dạy con cái, làm việc nhà, chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ cho chồng con.  Tục ngữ Việt Nam có câu: “đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp”. 

Ngày nay, quan niệm truyền thống đó đã có những thay đổi; Vai trò của người phụ nữ không chỉ giới hạn ở việc bếp núc mà phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò là “trụ cột” thứ hai trong gia đình, cùng với nam giới chia sẻ trách nhiệm kinh tế, tổ chức tốt cuộc sống vật chất cho gia đình. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người phụ nữ được đánh giá ngang bằng với nam giới, đó là:“đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

Vai trò “trụ cột” của người phụ nữ trong kinh tế gia đình thể hiện ở hai khía cạnh: trực tiếp lao động sx tạo thu nhập và quản lý các nguồn lực của gia đình.

 * Phụ nữ là người trực tiếp lao động sản xuất, tạo thu nhập:

Những hoạt động tạo thu nhập mà phụ nữ tham gia để cùng chồng chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình rất đa dạng, phong phú, đó là: làm công ăn lương;  trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán, dịch vụ, sản xuất thủ công …Không chỉ lao động tại chỗ, hàng vạn phụ nữ nông thôn đã phải xa quê hương, xa chồng con, di cư tới những vùng kinh tế phát triển hơn, cả trong nước và ngoài nước, chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần để lao động kiếm sống nhằm cải thiện đời sống gia đình. Trước những diễn biến phức tạp nền kinh tế thị trường, của thời tiết, của dịch bệnh…phụ nữ vẫn tích cực và chủ động trong các hoạt động tạo thu nhập, đóng góp vào kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo; nâng cao thu nhập cho gia đình, làm giàu chính đáng.

Quản lý các nguồn lực của gia đình:

Ngoài việc trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ còn là người tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình và đảm nhiệm vai trò của người giữ “tay hòm chìa khóa” cho gia đình.

Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt leo thang mà thu nhập khiêm tốn của người lao động chưa được cải thiện, công việc nội trợ trở nên khó khăn hơn bởi nó đòi hỏi người phụ nữ phải cân đối các khoản thu chi, tính toán một cách khoa học và cũng rất cần nghệ thuật bếp núc để luôn đảm bảo cơm dẻo canh ngọt, đủ dưỡng chất cho cả nhà, quần áo mới cho con đến trường…

4. Vai trò người chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình

Chăm sóc sức khỏe, lao động nội trợ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng – là những hoạt động nhằm bảo đảm cho những người người già, trẻ em, người đau ốm và tất cả các thành viên trong gia đình có được sức khỏe tốt. Thiếu sự chăm sóc và nuôi dưỡng, trẻ em sẽ không thể phát triển, người cao tuổi sẽ không sống lâu, sống khỏe mạnh. Thiếu sự chăm sóc, bao hàm cả chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần, người lớn sẽ không đủ sức khỏe để học tập và lao động tốt.

Như vậy, phụ nữ ngoài trách nhiệm xây dựng gia đình phát triển về mặt kinh tế, đảm bảo cuộc sống hàng ngày, họ còn có vai trò và trách nhiệm đặc biệt trong đảm bảo sự bền vững của gia đình. Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy, người vợ vẫn là người đảm nhiệm chính hầu hết các công việc nội trợ: đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, lau dọn nhà. Với những gia đình có con nhỏ thì người vợ cũng là người đảm nhiệm nhiều hơn chồng các công việc liên quan đến trẻ; Thậm chí việc đưa đón con đi học, không đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng gì cũng chỉ có rất ít người chồng chia sẻ.

Mặc dù thời gian tham gia lao động sản xuất, tỉ lệ đóng góp cho thu nhập gia đình, được coi là bằng chứng chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của phụ nữ trong việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình, thì việc phụ nữ đóng vai trò chính trong lao động gia đình vẫn được coi là biểu hiện rõ rệt nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình.

Thời gian lao động sản xuất và làm việc nhà một cách quá tải của phụ nữ dẫn đến tình trạng khá phổ biến là thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ luôn hạn chế hơn nam giới. Kết quả điều tra cho thấy ở tất cả các nhóm có thời gian nghỉ ngơi từ 2 tiếng trở lên một ngày, tỉ lệ nam giới đều cao hơn nhiều so với phụ nữ, và ngược lại ở các nhóm có thời gian nghỉ dưới 2 tiếng một ngày, tỉ lệ phụ nữ cao hơn hẳn nam giới.

5. Vai trò người sắp xếp, tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình

Ngày nay, mặc dù có nhiều phụ nữ tham gia vào các công việc của xã hội và thành công không kém nam giới, nhưng nhìn chung việc nội trợ, quản lý gia đình vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Là tay hòm chìa khóa, người phụ nữ phải lo đã sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình.

Là người tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình, trước hết người phụ nữ phảilo quản lý tốt các nguồn thu nhập thường xuyên và đột xuất của gia đình; Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi, tiết kiệm các nguồn thu nhập đó; Sử dụng các nguồn lực gia đình một cách triệt để; Phân công lao động cho các thành viên một cách hợp lý, vừa phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo, vừa đảm bảo sức khỏe của các thành viên và  đảm bảo bình đẳng giới trong phân công lao động; đồng thời biết điều phối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình;

Là người tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình, người phụ nữ không chỉ quản lý, điều hành các công việc trong gia đình mà chính bản thân họ là người tham gia chủ yếu, trực tiếp vào các công việc đó: từ việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, phơi phong đến việc đi chợ, tổ chức các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình…Khi nói đến vai trò người phụ nữ, ông bà ta có câu “nam ngoại nữ nội”, “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”.        Thật vậy, thực tế từ xưa đến nay dù ở giai đoạn lịch sử nào thì vai trò nội trợ của người phụ nữ cũng được coi trọng và khẳng định.

Ngày nay, mặc dù khoa học phát triển, đời đống vật chất tinh thần ngày càng cao đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi công việc nội trợ gia đình để tham gia hoạt động xã hội, tuy nhiên vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mờ nhạt đi, ngược lại nó được quan tâm nhiều hơn, yêu cầu cao hơn nữa, đặc biệt người phụ nữ cần có kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình thật vui vẻ, đầm ấm phù hợp với sở thích của các thành viên trong gia đình với những bữa ăn ngon, trong bầu không khí thân mật để các thành viên có đủ sức khỏe học tập, công tác.

6.Vai trò người chăm lo đời sống tinh thần của gia đình

Luôn kề vai sát cánh cùng chồng lao động sản xuất, chăm sóc nuôi dạy con cái, người phụ nữ còn là tâm điểm tình cảm của cả gia đình. Không ai khác, chính bàn tay dịu dàng và trái tim nhân hậu của người phụ nữ đã biến mỗi căn nhà trở thành tổ ấm, nơi sum vầy, chia sẻ yêu thương, để mỗi gia đình thực sự trở thành nơi phát triển cảm xúc, tâm hồn, là hậu phương vững chắc, là động lực để mỗi thành viên phát huy tối đa năng lực, đạt được những kết quả tốt nhất trong lao động và học tập. Với nhiều đức tính như kiên trì, tình cảm, chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con, người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm các thành viên trong gia đình, là người thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên và kết nối con cái với bố mẹ, ông bà với cháu con.

Người phụ nữ là người giữ hoà khí trong gia đình, tạo dựng và dung hòa các mối quan hệ: Mối quan hệ vợ - chồng; Mối quan hệ giữa mẹ chồng- nàng dâu, mẹ vợ với chàng rể; Mối quan hệ giữa các anh chị em, mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ  với con...

Không chỉ có người mẹ, mà ngay cả người bà, người con gái trong gia đình cũng là những người chăm lo tinh thần, tình cảm cho các thành viên của gia đình. Nếu so sánh các thành viên của cùng một thế hệ, thì thường các thành viên nữ bao giờ cũng gắn với vai trò chăm lo tình cảm cho gia đình hơn các thành viên nam. Thậm chí, ngay cả khi những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình riêng, không trực tiếp phụng dưỡng cha mẹ già, nhưng vẫn có vai trò nhất định trong việc chăm sóc tinh thần, tình cảm cho các bậc sinh thành. Dân gian có câu: “Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho”. Điều làm nên giá trị của người con gái ở đây không nằm ở những vật chất hữu hình mà là tấm lòng thơm thảo, là tình cảm yêu kính thiêng liêng dành cho cha mẹ già.

Với vai trò người chăm lo đời sống tinh thần của gia đình, người phụ nữ thường xuyên gần gũi, yêu thương tất cả các thành viên khác, nhưng đối với bản thân họ thì chính tình cảm sắt son chung thủy của người chồng lại là chỗ dựa tinh thần, nâng đỡ và tiếp thêm nghị lực cho họ vượt qua muôn ngàn gian khó, hăng say lao động sản xuất, chèo chống đảm đang để chăm sóc nuôi dưỡng cả gia đình và dạy dỗ con cái nên người. Vì thế, người phụ nữ bao giờ cũng đề cao tình cảm yêu thương, sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ của người chồng.

Trong cuộc sống, những mâu thuẫn gia đình xảy ra là điều tất yếu bởi các thành viên là những thực thể khác nhau, không thể luôn luôn giống nhau về quan điểm và hành vi. Để luôn là biểu tượng của tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình; mỗi phụ nữ đều phải gắng vượt qua những khó khăn rất riêng của giới mình; Nhường nhịn, hy sinh và yêu thương là bản tính của phụ nữ; Trong gia đình, họ thể hiện điều đó một cách bình dị như một lẽ tất yếu.

7. Vai trò người giữ gìn, tái tạo và sáng tạo các giá trị văn hóa gia đình

Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng lên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang “.

Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy những gia trị truyền thống của gia đình, vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước hết đó là xây dựng gia đình văn hóa. Vai trò đó thể hiện ở:

* Người phụ nữ là người giữ gìn tôn ti trật tự trong gia đình, giữ gìn truyền thống trên kính dưới nhường, kính lão đắc thọ qua việc giáo dục con cái các chuẩn mực đạo đức, hướng dẫn con cái thực hiện các qui tắc ứng xử trong gia đình.

* Người phụ nữ là người giữ gìn, tái tạo và sáng tạo các làn điệu dân ca, các câu ca dao, tục ngữ, các bài hát, bài thơ. Bằng lời ru, tiếng hát dân ca mượt mà, thắm đượm tình yêu thương,  người mẹ, người bà trong gia đình truyền lại cho con cháu vốn văn hóa dân tộc; đem lại cho con cháu trong nhà không chỉ là tình yêu thương, mà còn là những bài học về đạo lí làm người.

* Người phụ nữ là người giữ gìn các phong tục, tập quán, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây qua việc thờ cúng ông bà tổ tiên, tưởng nhớ tới người đã khuất vào các ngày đầu tháng, các ngày lễ, tết, ngày giỗ…

* Người phụ nữ là người tiên phong trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong gia đình qua việc tích cực học tập nâng cao trình độ; phân công làm các công việc nhà phù hợp giữa vợ và chồng, giữa con trai với con gái; công bằng trong đối xử giữa các con, không coi trọng con trai, xem nhẹ con gái;

* Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong phòng, chống bạo lực gia đình; Phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình…Thiếu sự quan tâm của người vợ, thiếu sự quản lý của người mẹ, người chồng và con cái rất có thể bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội như bài bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Những lĩnh vực trước đây chỉ giành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Phụ nữ chiếm hơn 50% dân số, gần 50% lực lượng lao động. Hiện có 26,82% đại biểu nữ trong quốc hội khóa XIV. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, dịch vụ…  Phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại.

         Điều đó đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kĩ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách…Trong đó giáo dục là chìa khóa cho sự trưởng thành và vươn lên của Phụ nữ. Vì vậy các chị, các bạn, các em hãy tận dụng mọi thời gian và điều kiện để học tập tốt, nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình để trở thành phụ nữ của thời hiện đại, xứng đáng với khẩu hiệu hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đưa ra cho thế kỉ XXI “tự tin, tự trọng, trung hậu đảm đang “.

0
0
bốp
13/12/2020 16:35:15
+3đ tặng
câu 2:, người phụ nữ ngày nay luôn đóng một vai trò quan trọng không những trong đời sống gia đình mà còn trong đời sống xã hội. Họ là cở sở cho một cuộc sống bền vững và hạnh phúc. Với những đóng góp và sự dâng hiến của mình, vai trò của người phụ nữ có một ý nghĩa thiết yếu và dĩ nhiên không ai có thể thay thế được họ. Bởi họ là những vẻ đẹp của cuộc sống, là tinh thần của nhân loại:/
-Xjn lỗi nka,toy khôm piết làm câu 1:D

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư