LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất

2 trả lời
Hỏi chi tiết
843
2
3
ulatr
15/12/2020 05:39:16
+5đ tặng

C4:
+Cấu trúc màng sinh chất:

Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:

– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử protein và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử cholesterol làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.

– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong mạng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các protein cũng có thể chuyển động nhưng chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.

+Chức năng màng sinh chất:

– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.

– Thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
C5:
ATP (adenozin triphotphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.

  • Một phân tử ATP gồm: 
    • Bazo nito adenin
    • Đường ribozo
    • 3 nhóm photphat
Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng của ATP rất dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng

- ATP là đồng tiền năng lượng tế bào vì:
  + ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.

ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần : bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết ~) giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

  + ATP dễ  truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.

Vì vậy ATP được coi là đồng tiền năng lượng trong tế bào
C6:
 

- Giống nhau

+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).

+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.

+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.

- Khác nhau:
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Linh's Nury
15/12/2020 08:05:11
+4đ tặng
câu 4:-cấu trúc : thành phần chính:+ 2 lớp photpholipit luôn quay đầu kị nước vào nhau+protein ( xuyên màng  bám màng ) phần phụ : +colesteron làm tăng tính ổn định của màng sinh chất + glicolipit  glicoprotein giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết -chức năng :+trao đổi chất với môi trường +thu nhận thông tin cho tế bào +màng sinh chất các dấu chuẩn đạc trưng cho từng loại tế bào nhận biết các tế bào cùng loại

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư