Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em yêu thích bằng lời văn của mình

Em hay ke lai mot truyen dan gian ma em yeu thich bang loi van cua minh

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.117
5
3
Kim Huệ
22/12/2020 12:58:46
+5đ tặng

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống được tất cả người dân yêu mến và mong chờ. Và bánh chưng, bánh giầy là hai món ăn đặc trưng, không thể thiếu vào ngày Tết. Để giải thích về ý nghĩa, nguồn gốc của hai loại bánh này, ông cha ta thường kể cho con cháu mình nghe về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.

Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.

Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài - hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.

Tục lệ ấy đến bây giờ vẫn còn được giữ. Bởi món bánh ấy không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa nữa. Nếu thiếu đi bánh chưng thì nghĩa là cái Tết ấy chẳng còn trọn vẹn nữa rồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Sakurai Mizuki
22/12/2020 13:40:52
+4đ tặng

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kỳ sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k