Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức liên hợp quốc?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
522
0
3
Le Hoai Quoc
25/12/2020 15:56:43
+5đ tặng

Cùng với Estonia - đại diện Đông Âu, Saint Vincent và Grenadines - đại diện Nam Mỹ, Tunisia và Niger - đại diện châu Phi, Việt Nam - với tư cách đại diện cho khối nước châu Á- Thái Bình Dương, sẽ chính thức đảm nhiệm công việc tại HĐBA từ ngày từ 1/1/2020.

Với tỷ lệ phiếu ủng hộ lên tới 99,48%, Việt Nam chính thức bước vào HĐBA trong tiếng vỗ tay vang dội khắp phòng họp Đại hội đồng LHQ, giữa những nụ cười và lời chúc mừng của đại diện 193 nước trên khắp các châu lục.

Sự ủng hộ gần như tuyệt đối của cộng đồng quốc tế đã vượt quá cả kỳ vọng ban đầu của Việt Nam là trúng cử với số phiếu cao và điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm của Việt Nam đối với LHQ nói chung và HĐBA nói riêng.

Việc trúng cử với số phiếu bầu cao như vậy cũng cho thấy Việt Nam nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm, đánh giá cao trên trường quốc tế và đây sẽ là bước đầu tiên thuận lợi giúp Việt Nam có thể vượt qua những thử thách cam go sắp tới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại HĐBA một lần nữa, như chúng ta đã từng làm được khi lần đầu tiên được bầu vào HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009.

Vinh dự lớn, nhiệm vụ sắp tới trên cương vị mới của Việt Nam càng lớn. Việt Nam đã đề ra trong chương trình hành động khi vận động trước bầu cử với những mục tiêu được cộng đồng quốc tế đánh giá là đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người dân thế giới, đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam được quốc tế ủng hộ và bầu chọn vào HĐBA, và giờ là lúc Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết của mình với cộng đồng quốc tế.

Những vấn đề trọng yếu Việt Nam đặt ưu tiên giải quyết trong nhiệm kỳ của mình là ngăn chặn xung đột, tăng cường ngoại giao phòng ngừa, giải quyết xung đột thông qua các biện pháp hòa bình, đồng thời tăng cường chủ nghĩa đa phương, củng cố phát triển bền vững, đấu tranh chống biến đổi khí hậu và cải thiện quyền con người.

Với trách nhiệm kép Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ gắn kết được những vấn đề của khu vực vào chương trình nghị sự của HĐBA nhằm thúc đẩy sự ổn định, hòa bình và phát triển bền vững cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời giúp LHQ hiểu rõ hơn khu vực này.

Việt Nam cũng cam kết sẽ chú trọng việc đảm bảo an ninh và hòa bình cho phụ nữ, trẻ em, nhất là ở những khu vực có chiến tranh, xung đột, đồng thời nỗ lực giải quyết nguy cơ bom mìn đe dọa cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, để thực thi được kế hoạch hành động đã đề ra không hề đơn giản bởi HĐBA chỉ có thể có giải pháp hữu hiệu các vấn đề đưa ra thảo luận nếu có sự đồng thuận nhất trí cao của các thành viên.

Trong khi đó, nội bộ HĐBA từ nhiều năm nay đã có sự chia rẽ gay gắt, nhất là trong nhóm các nước ủy viên thường trực. Sự chia rẽ này thể hiện rõ trong năm 2018 vừa qua khi HĐBA luôn phải vất vả tìm kiếm sự đồng thuận mỗi khi định thông qua các nghị quyết, mà phần lớn các nghị quyết đều về những vấn đề quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi phải có giải pháp nhanh chóng.

Nếu nhìn lại 8 năm trở lại đây, có thể thấy số nghị quyết của HĐBA bị phủ quyết hoặc không đạt được sự đồng thuận ngày càng gia tăng. Trong năm ngoái, có 3 nghị quyết bị phủ quyết và 4 dự thảo nghị quyết không thông qua được bởi không có được số phiếu ủng hộ cần thiết.

Ngay trong những tháng đầu năm 2019, HĐBA không thể thông qua dự thảo nghị quyết về Venezuela do các ủy viên thường trực phủ quyết và có 3 nghị quyết về các vấn đề Nam Sudan, Haiti và bạo lực tình dục trong xung đột không đạt được đồng thuận.

Tuy nhiên, chính trong lúc sự chia rẽ của các ủy viên thường trực ngày càng gay gắt thì nhóm 10 ủy viên không thường trực lại nổi lên ngày càng mạnh mẽ và chủ động, tích cực đóng góp hơn vào nỗ lực giải quyết những vấn đề cấp thiết của HĐBA, mà nhìn rộng ra là những vấn đề cấp thiết của thế giới, cho dù không phải những nước này không có những quan điểm chính trị khác biệt.

Đây cũng chính là lý do mà gần 200 nước thành viên LHQ khi bỏ lá phiếu bầu ủy viên không thường trực HĐBA đã phải cân nhắc rất cẩn thận xem nước nào có thể đại diện cho họ, tiếp tục tạo ra những thay đổi đáng kể về chất trong tổ chức này và mang lại những đổi thay cho thế giới.


Đại diện các nước tới chúc mừng, chia vui cùng đoàn Việt Nam. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, Mỹ

Chính nhờ sự thúc đẩy chủ động, tích cực của các ủy viên không thường trực mà năm vừa qua, HĐBA đã phải đưa vấn đề khủng hoảng nhân đạo ở Syria và Yemen ra bàn nghị sự để giải quyết cũng như thảo luận các chủ đề về bảo vệ trẻ em tại những nơi xảy ra xung đột vũ trang, giải quyết nạn đói ở những nơi có chiến sự, triển khai các hoạt động hòa bình và xây dựng hòa bình.

Trong thời gian tới, những vấn đề này, đặc biệt là vấn đề duy trì hòa bình, sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của HĐBA, bởi đây cũng là mục tiêu mà hầu hết ủy viên HĐBA nhắm tới và điều này cũng phù hợp với kế hoạch tổng thể do Tổng Thư ký LHQ đề ra.

Sự đồng lòng hợp tác của các ủy viên không thường trực đã khiến nhiều cuộc đàm phán thu được kết quả thành công ngoài mong đợi và đây chính là động lực, là thuận lợi để Việt Nam có thể đóng góp cho HĐBA một cách hiệu quả trong thời gian tới, bất kể tình hình thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường.

Cơ hội thuận lợi để Việt Nam chứng tỏ được vai trò của mình tại HĐBA sẽ không chỉ dừng ở lĩnh vực kiến tạo hòa bình hay phòng ngừa xung đột mà còn ở hành động chống biến đổi khí hậu. Từ trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, chống biến đổi khí hậu đã là mối quan tâm không chỉ của Việt Nam, mà Romania, Niger và Tunisia cũng tỏ rõ quyết tâm trong việc đối phó với vấn đề này.

Một tín hiệu khả quan nữa là hai ủy viên thường trực HĐBA, Anh và Pháp, cũng ủng hộ mạnh mẽ việc thể chế này cần có tiếng nói thực chất, hành động thực chất trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Hồi cuối tháng 1 năm nay, HĐBA đã có riêng một phiên thảo luận mở về chủ đề giải quyết ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế, được hơn 70 nước cả trong và ngoài HĐBA tham gia ủng hộ, một con số cho thấy rõ ràng đây là một trong các vấn đề trọng yếu chắc chắn sẽ còn trở lại bàn nghị sự của HĐBA trong hai năm tới.

Ngoài ra, việc Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ với các tổ chức khu vực trong nhiệm kỳ của mình cũng sẽ không gặp nhiều cản trở bởi đây cũng là xu hướng giúp cho tiến trình giải quyết những vấn đề khu vực ở LHQ được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Việt Nam đương nhiên sẽ muốn thúc đẩy quan hệ của HĐBA với nhóm nước ASEAN, trong khi Tunisia sẽ nhắm tới mối quan hệ bền chặt hơn với Liên minh châu Phi và Liên đoàn các nước Arab.

Thêm vào đó, nhiều vấn đề Việt Nam đã tham gia giải quyết khi là ủy viên không thường trực HĐBA lần đầu tiên nhiệm kỳ 2008-2009, như tái thiết sau chiến tranh, chống khủng bố, gìn giữ hòa bình và tăng cường tính minh bạch trong các công việc của HĐBA vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho đến ngày nay, bởi sau 10 năm, những vấn đề này vẫn đang là mối nguy cơ ở nhiều nơi trên thế giới.

Chính vì vậy, rất có thể Việt Nam sẽ tiếp tục có những sáng kiến, những đóng góp về các chủ đề này trong nhiệm kỳ thứ hai, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện đã trực tiếp cử quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan với số lượng ngày càng nhiều hơn, cho thấy Việt Nam đang tiến thêm một bước nữa vào công cuộc duy trì ổn định và hòa bình thế giới.

Cơ hội đưa Việt Nam lên một vị thế mới, tầm cao mới đang trải rộng phía trước, dù thách thức còn nhiều. Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia, đóng góp ý kiến, sáng kiến vào cơ chế quyền lực nhất về an ninh, hòa bình, hiện thực hóa hơn nữa chính sách mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập chủ động mà Đảng và Nhà nước ta đã luôn cam kết theo đuổi.

Việt Nam cũng sẽ có cơ hội đưa các vấn đề của đất nước mình, của ASEAN lên bàn nghị sự để tăng cường đối thoại với các bên liên quan và tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Vị trí ủy viên không thường trực HĐBA cũng sẽ tôi luyện các nhà ngoại giao của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là khả năng vận động, đàm phán và điều hành ở môi trường chính trị quốc tế chuyên nghiệp và đa dạng về nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng.

Với những kinh nghiệm đã có từ nhiệm kỳ 2008-2009, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và quyết tâm của mình, Việt Nam, ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, hoàn toàn có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế mới, đáp ứng kỳ vọng của tất cả các nước đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
ulatr
25/12/2020 15:58:15
+4đ tặng
-Thời cơ:Liên hợp quốc hoạt đông theo xu thế chung là hoà bình ổn định và hợp tác và phát triển nên VN khi tham gia sẽ bảo vệ được nền hoà bình và đưa nền kinh tế của nước đi nên,có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển,áp dụng khoa học - kĩ thuất vào sản xuất
-Thách thức:Nếu không nắm lắy thời cơ để phát triển sẽ bị tục hậu,hội nhập sẽ hòa tan,đánh mất bản sắt dân tộc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×