Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của bình chứa cháy

Ai giải giúp vs :>
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.969
2
0
Phương Dung
10/12/2017 19:51:32
1) – Thân bình cứu hoả làm bằng thép đúc, hình trụ ứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ.
– Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều(như bình cứu hoả Nga, Ba Lan,…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách(bình Trung quốc, Nhật Bản,…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
– Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài.
– Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn.
– Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cúng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
– Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ( trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen).
– Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng,….
– Khí CO2 được nến chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt rồi bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÌNH CHỮA CHÁY CO2
– Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của bình cứu hoả CO2 là làm lạnh do khí CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh, lạnh tới – 78,9oC chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí.
Hoạt động chủ yếu với khí nén áp suất cực lớn ( 250 Bar ≈ 25.000.000 N/m2 ) với khí Nito trơ được nạp bên trong bình. Quý khách hàng có thể thấy lực nén lớn đến cỡ nào.

– Vì là bình chữa cháy dạng khí nên nên phạm vi chữa cháy của bình CO2 rất rộng, lan tỏa rất nhanh, khống chế đám cháy loại A( Gỗ, giấy ) và đám cháy loại E( Điện ) cực kỳ tốt. Lý tưởng sử dụng cho các nhà máy có nhiều thiết bị điện tử.
– Lượng khí CO2 được nén chặt trong bình dưới áp suất cao sẽ chuyển về dạng lỏng, nên khi sử dụng bình chữa cháy MT3, bạn hãy bóp cò tay xách là khí CO2 sẽ phun ra và có thể dập tắt đám cháy nhanh chóng chỉ cần dưới 10 giây.
Lưu ý:
– Vì bình CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh, rất nguy hiểm khi không may phun trực tiếp vào người. Người dùng phải cực kỳ lưu ý vấn đề này.
– Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun, ống nhựa xifong phải vặn thật chắc chắn. ( Lỏng sẽ dò khí vào tay cầm khi phun sẽ rất lạnh cho tay )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
10/12/2017 19:51:52
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình cứu hỏa dạng bột: 
Bình có cấu tạo hình trụ, vỏ được đúc bằng thép thường được sơn màu đỏ. Thành phần chữa cháy là dạng bột khô, cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay là kiểu vặn lò xo nén một chiều. Bình chữa cháy dạng bột có thể chia là nhiều loại khác nhau dựa vào từng tiêu chí. Ví dụ như dựa và trọng lượng, dựa vào khả năng dập cháy. Dựa vào khối lượng có bình 1kg, 2kg, 4kg,8kg, 16kg, 3kg…. còn dựa vào khả năng dập cháy như lại BC, AB, ABC trong đó A – dập đám cháy chất rắn, B – dập đám cháy chất lỏng, C – dập đám cháy chất khí.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
10/12/2017 19:52:17
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình cứu hỏa CO2.
Về bề ngoài cũng giống như bình cứu hỏa dạng bột là vỏ được đúc từ thép, hình trụ và thường được sơn màu đỏ.Trong bình và dưới van là ống cứng dẫn cacbonic lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van được thiết kế van an toàn nhằm khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả bớt khí ra ngoài để đảm bảo an toàn tránh tình trạng nổ bình cứu hỏa. Khí CO2 được nén trong bình với áp suất vừa đủ sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi cần dập đám cháy chỉ cần vặn van hay rút chôt bó cò (nếu bình cứu hỏa đó có) lập tức khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hai loại bình cứu hỏa thông dụng. Phòng bị bình cứu hỏa là việc làm cấ thiết và đáng khuyến khích nhưng nếu chưa tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm cách sử dụng, nguyên lý hoạt động ra sao hay dùng và trường hợp như thế nào thì nó lại đi ngược với từ an toàn mà chúng ta vẫn đang hướng tới đấy. Bình cứu hỏa nó như con dao hai lưỡi rất an toàn nhưng cũng rất nguy hiển nếu không có sự hiểu biết và nắm rõ sản phẩm. Chúc các bạn luôn an toàn, bình tĩnh trong mọi tình huống. Công ty bảo hộ lao động Thiên Bằng chúng tôi luôn cung cấp các thiết bị, sảm phẩm phòng cháy chữa cháy trong đó có bình cứu hỏa được nhiều người dùng lựa chọn và tin tưởng. Hãy đặt niềm tin và chúng tôi – chúng tôi hứa sẽ bảo vệ các bạn,  mang niềm vui và an toàn của quý vị đặt lên trên hết. 
0
0
Phương Dung
10/12/2017 19:52:30
2)
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.

Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển Trái Đất do sức nóng của phần ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.

--

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính:

Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.

Hậu quả hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường:

Gây ra biến đổi khí hậu, thởi tiết khiến lượng mưa và nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát triển và sinh sôi.

Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra không chỉ là hiểm họa với các loai sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người và các loài sinh vật khác do lượng nước lớn do băng tan tạo ra sẽ nhấn chìm các vùng đất thấp.

Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính:

Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.

Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dựđoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.

Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bịảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.

Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy

Các biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính:

Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto.

Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bịđiện khi ra khỏi phòng.

Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.

Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.

Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 tron
0
0
Phương Dung
10/12/2017 19:54:50
Khác với loại đá thông thường được làm từ nướcđóng băng, đá khô được sản xuất bằng cách nén khí dioxit carbon (CO2) thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt trong quá trình nén, sau đó cho CO2 lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×