Làm hộ mới đề 8 vs ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 : Trích trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBĐ: biểu cảm
Câu 2 : Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ: + Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.- Tác dụng: + Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
Câu 3 Nội dung : Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
Nghệ thuật : thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Trong thơ có hình ảnh thiên nhiên đẹp , màu sắc cổ điển mà bình dị.
- Sử dụng biện pháp tu từ
II
Câu 1
Sinh thời, Hồ Chí Minh không tự nhận mình là một nhà thơ, nhà văn mà Người chỉ tham gia hoạt động cách mạng với khát vọng đưa dân ta thoát khỏi “đói khổ, lầm than”. Nhưng nhịp cầu kì diệu nào đã đưa Bác đến với thi ca? Phải chăng đó chính là tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên sâu đậm, Người đã để lại trên thi đàn văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm không nhỏ viết về thiên nhiên. Trong đó phải kể đến bài thơ “Cảnh khuya” viết ở chiến khu Việt Bắc của Người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồnghoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và những hình ảnh “trăng, hoa” mang đậm thi pháp cổ điển, kết hợp với bút pháp hiện đại, bài thơ đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên của đêm khuya thật đẹp, thật nên thơ. Những năm đầu của kháng chiến chống pháp đầy gian khổ,khó khăn nhưng không vì thế mà mất đi những giây phút được nghỉ ngơi, thư giãn và Bác Hồ cũng vậy. Cảnh rừng Việt Bắc nên thơ đã khiến Bác mở hồn mình để đón nhận thiên nhiên – vẻ đẹp làm xao xuyến tâm hồn không biết bao thi nhân xưa và nay.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Âm thanh vang vọng của tiếng suối róc rách đêm khuya khiến nhà thơ liên tưởng như có tiếng hát từ xa vang tới. Đó có lẽ là tiếng hát trong trẻo thiết tha của người thiếu nữ xa xa. Không gian tĩnh mịch như bị phá vỡ bởi tiếng suối ấy. “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Trăng là bạn muôn đời của thi nhân. Nó đã đi vào thơ Bác không chỉ một lần mà đã rất nhiều lần. Điệp từ “lồng” được lặp lại hai lần, cho thấy sự quấn quýt, giao hòa giữa cảnh vật. ánh trăng lung linh, huyền ảo lan tỏa, mọi thứ như ngợp sắc vàng. Và như vậy, hình ảnh “trăng, hoa” đi vào trong thơ Bác vẫn đẹp, mang đậm chất cổ điển và cũng rất sáng tạo. Con người ngước nhìn vầng trăng sáng, còn vầng trăng thì soi tỏ tâm hồn người.
Hai câu thơ mở đầu với những hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, lung linh dưới trăng nhưng bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đó, hơn thế là hình ảnh của vị lãnh tự đang say sưa nghĩ về vận mệnh dân tộc:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Bức tranh thiên nhiên huyền diệu tô đậm thêm khi có một tâm hồn cao đẹp đang hướng về đất nước, trăn trở không sao ngủ được bởi lẽ “lo nỗi nước nhà”. Đất nước ta đang dần lâm vào tay thực dân Pháp, làm sao Bác có thể ngủ được? Niềm trăn trở, lo âu lớn nhất của Người là ngày mai sẽ phải làm gì? Phải làm như thế nào để có thể cứu nước?
Nhưng tâm trạng lo lắng ấy phần nào được nguôi đi bởi trong Bác, ta luôn thấy niềm lạc quan ung dung, tự tại, luôn hướng về trăng, ánh trăng của hòa bình, của ngày mai tươi sáng.
Tâm trạng “không ngủ”ấy có khi nào giống với những ngày trên bến cảng nhà Rồng “người đi tìm hình của nước”:
Câu 2
Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Cuộc sống quá bận rộn, có quá nhiều việc phải lo làm tôi không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, quan tâm đến những người xung quanh. Giờ ngồi một mình, nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô đã dạy tôi. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi.
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi… Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bao nhiêu người khách đã sang sông ? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi…Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức chp chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế mà, có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Có ai nhớ chăng bao kỉ niệm êm đềm thấm đượm tình thầy trò? Nói đến đây, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày xưa năm ấy, cách đây ba năm…
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, lại vào mùa giá rét. Mẹ rước trễ nên tôi đứng đợi một mình với nỗi lạnh buốt. Chờ hòai chẳng thấy mẹ đến, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, một bóng áo mưa từ cổng trường lao về phía tôi. Hóa ra là thầy chủ nhiệm. Thầy đưa cho tôi cái áo mưa và đề nghị chở tôi về. Tôi vừa mừng, vừa băn khoăn vì nhà xa. Phút chốc thầy đã chở tôi ra đường, gò tấm lưng gầy vượt băng băng về phía trước. Đến nhà, tôi thấy mặt thầy tái lại, môi tím rung rung. Không màng tới sự giá buốt. Đã có bố tôi ở nhà, nên thầy cũng yên tâm. Mưa chưa dứt, thầy hối hả ra về. Tôi nhìn theo mà lòng đầy cảm động. Dù có khôn lớn vào đời, mãi mãi tôi khắc ghi kỉ niệm này và hình ảnh thầy, tấm lòng thầy thật cao cả biết bao!
Một dòng đời – một dòng sôngMấy ai là kẻ đứng trông bến bờMuốn qua sông phải có đò . Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa …
Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ.
Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai.
Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội chở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi một nụ cười đọng mãi. lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau.Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngượcKhách sang sông tiếp hành trình phía trước Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?
Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là qui luật muôn đời. Làm nhà giáo phải quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy – sang sông!
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ. Con mới hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại. Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy. Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương
Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết còn vương tơ… Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được tình cảm của thầy cô dành cho chúng. Thầy ơi!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |