Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai nhân vật hoàng kể lại chuyện cố hương sau 20 năm xa quê hương

Đóng vai nhân vật hoàng kể lại chuyện cố hương sau 20 năm xa quê hương 
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.648
2
2
Nguyễn Ngọc Quế Anh
28/12/2020 18:57:06
+5đ tặng
 

Sau bao năm xa cách quê hương, ai mà không muốn tìm lại nó – nơi chôn rau cắt rốn – nơi đã nuôi ta lớn lên từng ngày và cho ta biết bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Thật buồn khi phải từ biệt quê hương, quên người, quên cảnh. Vậy mà nhân vật Tấn đã trải qua những nổi buồn ấy vì cuộc sống mưu sinh. Những cảm xúc ấy đã được Lỗ Tấn khắc họa qua truyện ngắn “Cố Hương”.

Và câu chuyện bắt đầu từ chuyến về nhà sau hai mươi năm xa cách với nổi buồn phảng phất trong lòng “tôi”. Cái buồn trước không gian u ám, vi vu, tiêu điều, hoang vắng; buồn vì sự thay đổi của làng quê: thê lương!

Chuyến về làng này, Tấn đã gặp lại Nhuận Thổ – người bạn thân thuở bé của anh và từ đây lại xuất hiện tình cảm giữa Hoàng – đứa cháu của anh, Thủy Sinh – con của Nhuận Thổ. Về lần này, anh tính lên thành phố ở luôn trên ấy. Bổng mẹ anh nhắc đến việc Nhuận Thổ sẽ đến chơi làm cắt ngang sự suy tư của anh và bao nhiêu hồi ức thuở ấu thơ tràn về.

“Một đứa trẻ có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mủ lông chiên bé tí tạo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng” – đó là sự hồi tưởng của Tấn về người bạn thân từ bé của mình. Người bạn ấy đã cho anh biết bao điều lí thú: ra biển nhặt vỏ sò; đi bẩy chim, nào là sẻ đồng, chào mào, “bột cô”, xanh lưng… Khi thủy triều dâng lên thì cả hai đi xem “cá nhảy”. Anh và Nhuận Thổ còn đi canh dưa, canh con tra. Anh nhớ Nhuận Thổ đã bảo: “này nhé! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy! Thế là cầm đi ba khẽ tiến lên…”. Từ nhỏ, Tấn học hỏi được rất nhiều điều từ người bạn thân của mình là Nhuận Thổ.

Rồi Nhuận Thổ cũng đã đến, bên cạnh là Thủy Sinh. Hai đứa trẻ Hoàng và Thủy Sinh cùng dắt nhau đi chơi. Với sự ngây ngô và ham chơi của chúng, không biết chúng đã thân thiết với nhau tự lúc nào nữa. Nói về Tấn và Nhuận Thổ… Khi anh gặp lại Nhuận Thổ – nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh trước kia nay đổi thành vàng sạm. Những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mộng lên trên gương mặt ấy. Tấn vừa mừng khi gặp lại bạn nhưng thấy bạn như vậy lại chạnh lòng. Chợt… “Bẩm ông!” – một tiếng gọi làm anh điếng cả người. Tấn chợt nhận ra: “Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng không nói lên lời”. Đó cũng là lễ giáo cổ hủ thời phong kiến. “Lạy ông!”, “Lạy cụ!”, “thưa”, “cụ”, “ông”. Dường như cao nào cũng là lễ giáo. Đây là một bức tường vô hình ngăn cách họ.

Một người nữa mà Tấn gặp khi về quê lần này là thím Hai Dương – “nàng Tây Thi đậu phụ”. Có lẽ do cuộc sống quá nghèo khổ mà chị trông gầy còm: “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cây com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí” với những tính cách hết sức kỳ quái.Nào là trách móc anh quên mình, nào là giật đôi bít tất của mẹ anh giắt vào lưng quần, lại còn vu oan cho Nhuận Thổ và lấy ngay cây “cẩu khí sát” rồi chuồn thẳng. Chiều hôm tấn và gia đình lên thành phố, khách khứa rất nhiều. “Kẻ đưa chân, người lấy đồ đạc”. Tất cả đồ đạc trong nhà cũ, hư hỏng, tốt xấu đều bị dọn sạch. Tất cả như dọn sạch đi những quá khứ tươi đẹp ngày nào của anh.

Quá khứ tươi đẹp ngày nào đâu còn nữa mà hiện tại lại quá đau buồn nên phải hướng tới một tương lai tươi đẹp hơn. Với tư tưởng, ý nghĩa như vậy, Tấn đã ra đi không một chút luyến tiếc. Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc cảnh vật lùi lại phía sau. Thằng Hoàng cháu anh chọt nói với anh câu: “Nhưng mà thằng Thủy Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà!” làm anh lại nhớ về tuổi thơ giữa mình và Nhuận Thổ. Anh hi vọng một tương lai tươi sáng sẽ đến với thế hệ trẻ không giống như thời quá khứ của anh.

Truyện ngắn “Cố Hương” không chỉ ý nghĩa ở nội dung mà còn hay ở nghệ thuật xây dựng. Bằng cố truyện khá đơn giản xoay quanh lần về quê sau cùng, số lượng nhân vật phải nói là ít, Lỗ Tấn đã làm nổi bật chất tình của tác phẩm. Một cái hay nữa ở đây là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm… đã làm nổi bật tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Tấn xuyên suốt câu chuyện.

Đặc biệt, hình ảnh con đường trong câu: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” là một câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa. Hình ảnh con đường mang hai tầng ý nghĩa. Đó vừa là con đường cho chúng ta đi lại hàng ngày bị mòn do bước chân ta. Đó cũng vừa là con đường tự do, con đường của sự hi vọng về một tương lai tươi sáng. Con đường ấy không phải ai mà chính chúng ta phải khai phá và vượt qua nó. Ta phải nổ lực, cố gắng mới hi vọng vào một con đường vững bước và tương lai tốt đẹp.

Truyện ngắn Cố Hương (Cố Hương như một bức tranh thu nhỏ của toàn cảnh đất nước) đã phê phán sâu sắc xã hội phong kiến với sự cực khổ của bá tánh, với các hủ tục lạc hậu. Ai dám đảm bảo là sẽ mãi gắn bó với quê hương nếu nó quá là thê lương như thế. Chỉ có tình yêu quê hương là còn mãi trong trái tim của mỗi người!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Ng Duy Manh
28/12/2020 18:59:40
+4đ tặng

“Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai nươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ.

Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động ,tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có,buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh găp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu.

Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì  “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào , vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình.

Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được , tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vât rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu.

Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa ,ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi.  Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ . Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”  , Nhuận  Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó.Nhân vật muốn tâm sự ,muốn nói với Nhuận  Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.

Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận  Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận  Thổ.

Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường.

Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận  Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác.

Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ.

Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi ngừời có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư