Suy nghĩ của em về ý kiến của Chu Quang Tiềm 'đọc sách kh lấy cốt nhiều , quan trọng là chọn cho tin, đọc cho kĩ'
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sách được coi là kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng đọc sách như thế nào mới đúng đắn thì lại là điều đáng phải bàn luận. Trong tác phẩm “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”.
Tại sao lại phải “đọc sách không cốt lấy nhiều”? Nếu có thể làm một cuộc thống kê xem có bao nhiêu cuốn sách, thì chúng ta cũng không thể thống kê hết được số sách trên thế giới. Từ xưa đến nay, con người đã viết và cho xuất bản biết bao nhiêu cuốn sách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Mà quỹ thời gian của mỗi người lại quá ngắn để có thể đọc được hết toàn bộ số sách đó. Khi đọc sách chúng ta nên lựa chọn những cuốn sách có ích cho bản thân. Chứ không nên quá quan trọng đọc được nhiều hay ít. Nếu đọc quá nhiều nhưng sau đó không nhớ được gì, không học hỏi được gì từ cuốn sách mà chúng ta đã đọc thì chỉ thêm tốn thời gian và công sức mà thôi.
Điều quan trọng nhất giống như Chu Quang Tiềm viết: “ quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách cần chú ý đến mục đích đọc sách (đọc sách để nghiên cứu lĩnh vực mình đang theo đuổi hay đọc để giải trí). Nội dung chính của cuốn sách đó cũng là một yếu tố quan trọng để chọn lựa. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng cho tinh thần ham đọc sách. Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Người đã học được nhiều thứ tiếng, đọc được nhiều tác phẩm lớn của các nước. Việc đọc sách đã giúp ích cho người trên con đường tìm đến với con đường cách mạng cộng sản, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Thế giới hiện đại là thời đại phát triển của khoa học công nghệ, con người thường thích sử dụng một chiếc điện thoại hay máy tính để xem phim, nghe nhạc hơn là cầm một cuốn sách để đọc. Chính điều đó khiến cho văn hóa đọc đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ - những con người yêu thích công nghệ. Nhiều người không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Đôi khi, đọc sách cũng không còn là một sở thích được ưa chuộng nữa. Chính vì vậy, quan điểm của Chu Quang Tiềm sẽ trở thành một định hướng đúng đắn góp phần khơi dậy hứng thú đọc sách cho nhiều người. Chúng ta cũng cần phải có biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng mô hình cà phê sách…
Đối với những học sinh như chúng tôi, đôi khi việc đọc sách trở thành một điều ép buộc phục vụ cho việc học tập trên lớp. Có những lúc chúng tôi đọc một cuốn sách chỉ vì thầy cô giáo yêu cầu chứ không có niềm hứng thú. Điều đó thực sự là một thực trạng đáng báo động. Bản thân tôi cũng là một người rất thích đọc sách nhưng đôi khi cũng bị những thiết bị công nghệ đầy tiện ích xung quanh hấp dẫn. Nhưng khi đọc được quan điểm này của Chu Quang Tiềm, tôi cảm thấy bản thân đã tìm ra được một phương pháp đọc sách đúng đắn. Và sẽ cố gắng tìm ra những cuốn sách có ích cho việc học tập nâng cao kiến thức.
Như vậy, mỗi người cần có được phương pháp đọc sách đúng đắn cho bản thân, để từ đó nâng cao kiến thức. Vì “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |