LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: "Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp"? Hãy phân tích và cảm nhận cái đẹp trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
452
0
0
Nguyễn Nguyễn
07/01/2021 19:57:53
+5đ tặng

Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.

- Trích dẫn nhận định. - Giới hạn vấn đề : Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế.

Thân bài: 

1. Giải thích ngắn gọn: - Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người

- Xứ sớ của cái đẹp: + Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm.

+ Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.

+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động

=>Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.

2. Chứng minh :  Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 

* Cái đẹp về nội dung:  - Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng

- Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng: trọng tâm là vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.

=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống.

* Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: 

- Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề

 - Cốt truyện : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật 

- Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ

=> Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.

Kết Bài : - Khẳng định ý kiến trên là vô cùng xác đáng

- Khẳng định tác phẩm " lặng lẽ Sa Pa" là một tác phẩm hay manng đến cho người đọc nhiều bài học và giá trị sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Anh Minh
07/01/2021 20:02:09
+4đ tặng

Người phụ nữ bất hạnh bất lực trên giường bệnh, bất động trên chiếc giường sắt sơn, tạo ra ấn tượng về bức tranh được đóng khung treo tường. Không gian trở nên đẹp hơn sự vật đi vào chiều tĩnh lặng. Duy đôi mắt người bệnh có dấu hiệu sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh đếm từng chiếc lá trường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Đó là biểu tượng của chiếc thước đo về cuộc đời của Giôn-Xi: Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: Cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống.

Câu chuyện của Giôn-xi, được Xiu cô bạn lớn tuổi hơn là người đang cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men. Cụ là một hoạ sĩ nhưng là một người thất bại trong nghệ thuật. Bởi lẽ "cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn chưa với tới được gấu áo vị nữ thần của mình". Nhưng cụ "luôn có ý định vẽ một bức tranh tuyệt tác", cho dù "cụ chưa bao giờ bắt đầu cả". Cụ kiếm tiền bằng cách "bôi bác một ngành buôn bán hay quảng cáo", hoặc "ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ". Dù vậy cụ vẫn luôn luôn nói về "tác phẩm kiệt tác sắp đến tới". Điều đáng quý ở cụ là hay "chế nhạo sự mềm yếu của bất kì ai" và tự coi mình "là một con chó xồm lớn chuyên canh gác cửa bảo vệ cho hai nữ hoạ sĩ trẻ" Giôn-xi và Xiu.

Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơn phong ba của Giôn-xi đã được cụ Bơ-men tiếp đón bằng sự "khinh bỉ và nhạo báng". Song bất chấp thái độ của cụ già, căn bệnh của Giôn-xi vẫn không hề thuyên giảm. Và cụ già "nhỏ bé dữ tợn" đã hứa một cách trịnh trọng qua mùi rượu "sặc sụa": "Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...".

Một ngày mới lại về Giôn-xi "thều thào và ra lệnh" kéo chiếc màn xanh để cô ta nhìn ra ngoài, cho dù Xiu không muốn và phải" làm theo một cách chán nản". "Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây... Chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ".

Hôm sau "chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". Và Giôn-xi chợt hiểu ra: "Có một cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cô thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội". Và hi vọng một ngày nào đó "sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" lại trỗi dậy trong cô. Nhựa sống lại lên men, nghị lực mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: "Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã chiến thắng." Điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy có hiệu lực, có thể có một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là thế, nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dần về cõi hư vô là chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện phòng với họ "chẳng bao giờ rung rinh và lay động khi gió thổi", bởi đó là chính kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã đổi bằng cuộc sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ, xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho người yếu đuối.

Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ. Vì thế, hình tượng cụ Bơ-men cho dù chỉ phác hoạ, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng hồi sinh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư