Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh học - Lớp 6
08/01/2021 11:51:21

Nêu các loại biến dạng của rễ, nêu chức năng và cho ví dụ? Kể tên các loại biến dạng của thân, nêu chức năng và cho ví dụ? Kể tên các loại biến dạng của lá, nêu chức năng và cho ví dụ?

Câu 1: Nêu các loại biến dạng của rễ, nêu chức nawng và cho ví dụ.
Câu 2: Kể tên các loại biến dạng của thân, nêu chức năng và cho ví dụ.
Câu 3: Kể tên các loại biến dạng của lá, nêu chức năng và cho ví dụ.
Câu 4: Phân biệt rễ cọc, rễ chùm, cho ví dụ.
Câu 5: Thân vây gồm những phần chính nào?
Câu 6: Chồi hoa sẽ phát triển thành bộ phận nào?
Câu 7: -thân cây to ra do đâu?
-mạch rây, mạch gỗ có chức năng gì?
Câu 8: Nêu con đường dẫn nước và muối khoáng từ đất vào cây?
Câu 9: Nêu các kiểu gân lá chính? Cho ví dụ.
Câu 10: Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá? Ý nghĩa của sự thoát hơi nức của lá?
Câu 11: Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đếm quang hợp?
Câu 12: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quá trình quang hợp.
Câu 13: Nhân dân ta thường làm gì để nhân giống nhanh cây ăn quả?
Câu 14: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta thường chọn ngày râm mát, thường tỉa bớt lá và cắt ngắn ngọn?

 

  • MỌI NGƯỜI GIÚP VỚI Ạ!!!!

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
362
2
0
Tú Uyên
08/01/2021 11:55:08
+5đ tặng
Câu 1 :

* Các loại biến dạng của rễ:

- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.

Vd: củ cà rốt ,cây cải củ,..

- Rễ móc : bám vào trụ giúp cây leo lên.

Vd: cây trầu không,.

- Rễ thở : giúp cây hô hấp trong không khí

Vd: cây bụt moc,...

- Giác mút : lấy thức ăn từ vật chủ

Vd: dây tơ hồng, cây tầm gửi,..

Câu 2 :
* Các loại thân biến dạng:

- Thân củ :khoai tây, su hào, gừng,..

- Thân rễ : giềng, nghệ, dong ta,..

- Thân mọng nước : cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng,..
Câu 3 :
 

Có 5 loại lá biến dạng:

+ Lá biến thành gai

VD: cây xương rồng,...

=> Chức năng là giảm sự thoát hơi nước.

+ Lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc

VD: lá mây, cây đậu Hà Lan,...

=> Chức năng là giúp cây leo lên cao.

+ Lá biến thành vảy.

VD: củ dong ta,...

=> Chức năng là che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.

+ Lá dự trữ chất hữu cơ

VD: củ hành,...=> Chức năng là chứa chất dự trữ cho cây.+ Lá bắt mồi và tiêu hóa thức ănVD: cây bào đất, cây nắp ấm,...=> Chức năng là bắt và tiêu hóa con mồi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Sakurai Mizuki
08/01/2021 12:09:23
+4đ tặng

Các loại rễ biến dạng: 

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Sakurai Mizuki
MỘT SỐ LOẠI THÂN BIẾN DẠNG GỒM: thân củ : chứa chất dự trữ dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa tạo quả ( củ su hào, củ sắn dây, củ khoai tây...) thân rễ : chứa chất dự trữ cho cây dùng khi mọc chồi ra hoa (củ gừng, củ nghệ, củ cà rốt... ) thân mộng nước: dự trữ nước
Sakurai Mizuki
Có 5 loại lá biến dạng: + Lá biến thành gai VD: cây xương rồng,... => Chức năng là giảm sự thoát hơi nước. + Lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc VD: lá mây, cây đậu Hà Lan,... => Chức năng là giúp cây leo lên cao. + Lá biến thành vảy. VD: củ dong ta,... => Chức năng là che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. + Lá dự trữ chất hữu cơ VD: củ hành,...=> Chức năng là chứa chất dự trữ cho cây.+ Lá bắt mồi và tiêu hóa thức ănVD: cây bào đất, cây nắp ấm,...=> Chức năng là bắt và tiêu hóa con mồi.
Sakurai Mizuki
Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi......... -Rễ chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ mọc quanh gốc, thường có ở cây có 1 lá mầm như lúa , dừa , cau ,mía.
Sakurai Mizuki
Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.
Sakurai Mizuki
Chồi hoa phát triển thành hoa.
Sakurai Mizuki
Thân cây to ra nhờ đâu? Lời giải: – Vỏ cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ. ... – Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Sakurai Mizuki
– Vỏ cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ. – Trụ giữa to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh trụ. – Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Sakurai Mizuki
Nêu thành phần và chức năng của mạch gỗ và mạch rây. Trả lời: Mạch gỗ những tế bào có vách hóa gỗ dày không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Mạch rây gồm những tế bào sống vách mỏng có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây.
Sakurai Mizuki
Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây: - Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thu vào. - Sau đó nước và muối khoáng đi qua lớp biểu bì rễ, các lớp tế bào vỏ rễ và xâm nhập vào mạch gỗ của rễ. - Sau đó chúng được vận chuyển theo mạch gỗ ở thân và đi vào mạch gỗ của lá.
Sakurai Mizuki
Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau: Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh. Gân hình mạng: lá gai, lá mai. Gân hình cung: lá rau muống, lá địa liền.
Sakurai Mizuki
Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào : ánh sáng, độ ẩm không khí, gió, nhiệt độ. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước: +Tạo lực hút nước của rễ . +Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước: tránh cho lá, cây không bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
Sakurai Mizuki
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới quang hợp: Ánh sáng, nước , hàm lượng khí cacbonic, nhiệt độ, …
Sakurai Mizuki
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Sơ đồ : Nước + CO2 -> tinh bột + khí O2.
Sakurai Mizuki
Để nhân giống nhanh cây ăn quả người ta thường sử dụng các phương pháp: ghép cành, chiết cành, giâm cành,... Ngoài ra, ngày nay công nghệ kĩ thuật phát triển, có nhiều phương pháp khác như nuôi cấy mô, công nghệ tế bào,...
Sakurai Mizuki
- Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. - Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. → Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo