Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hóa học - Lớp 9
11/01/2021 16:32:26

Tính chất hóa học của kim loại Fe

tính chất hóa học của kim loại < Fe , AL >

3 trả lời
Hỏi chi tiết
348
1
1
fgsg
11/01/2021 16:50:44
Vị trí: Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. - Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm. - Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) sắt mất từ tính. ... - Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng D = 7,86g/cm3.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quách Trinh
11/01/2021 18:16:13
+4đ tặng
Tính chất hoá học của kim loại
- tác dụng với phi kim
2Ba +O2 ---> 2BaO
2Fe +3Cl2 --> 2FeCl3
- tác dụng với nước
MG + 2H2O --> Mg(OH)2 +H2
- tác dụng với axit 
2Al +6HNO3 ---> 2Al(NO3)3 + 3H2
- tác dụng với muối
Fe +CuSO4 --> FeSO4 + Cu
 
1
0
Nguyễn Thành Trương
11/01/2021 21:04:08
+3đ tặng

 - Fe là chất khử trung bình. Trong các phản ứng, Fe có thể nhường 2 hoặc 3e:

Fe → Fe3+ + 3e

Fe → Fe2+ + 2e

 

1. Tác dụng với các phi kim

  Sắt tác dụng với hầu hết các phi kim khi đun nóng:

 - Với halogen → muối sắt (III) halogenua (trừ iot tạo muối sắt II):

2Fe + 3X2 → 2FeX3 (t0)

 - Với O­2:                    

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (t0)

 

* Lưu ý: Khi giải bài tập dạng này thì sản phẩm tạo thành là hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt.

 - Với S:                      

Fe + S → FeS (t0)

 

2. Tác dụng với nước

- Fe không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng mạnh với hơi nước:

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (< 5700C)

Fe + H2O → FeO + H2 (> 5700C)

 

3. Tác dụng với dung dịch axit 

a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng... ) → muối  sắt (II) + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

 

b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đậm đặc)

 - Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Fe chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

 - Với dung dịch HNO3 loãng → muối sắt (III) + NO + H2O:

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

 - Với dung dịch HNO3 đậm đặc → muối sắt (III) + NO2 + H2O:

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

 

 - Với dung dịch H2­SO4 đậm đặc và nóng → muối sắt (III) + H2O + SO2:

2Fe+ 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

* Lưu ý: Sản phẩm sinh ra trong phản ứng của Fe với HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc là muối sắt (III) nhưng nếu sau phản ứng có Fe dư hoặc có Cu thì tiếp tục xảy ra phản ứng:

2Fe3+ + Fe → 3Fe3+            

Hoặc          

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+              

 

4. Tác dụng với dung dịch muối

 - Fe đẩy được những kim loại yếu hơn ra khỏi muối → muối sắt (II) + kim loại.

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

 

 - Fe tham gia phản ứng với muối Fe3+ → muối sắt (II):

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

* Lưu ý: Với muối Ag+, Fe có thể tham gia phản ứng để tạo thành muối Fe3+:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Hóa học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo