Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn Sơn từ năm 1418 đến năm 1423

Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn Sơn từ năm 1418 đến năm 1423 cho biết những khó khăn của khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn này? Nêu dẫn chứng ảnh và nhận xét về tinh thần chiến đấu đấu đấu của nghĩa quân Lam Sơn Sơn trong những năm 1418 đến năm 1423

4 trả lời
Hỏi chi tiết
448
1
1
Nguyễn Thành Trương
22/01/2021 20:59:44
+5đ tặng
nhận xét về tinh thần chiến đấu đấu đấu của nghĩa quân Lam Sơn Sơn trong những năm 1418 đến năm 1423
Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét, có những lúc bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa....Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hy sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Minh Vũ
22/01/2021 20:59:54
+4đ tặng

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

1
0
Heulwen Won
22/01/2021 21:00:35
+3đ tặng
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423):
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.

Nhận xét: Trong những năm 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ.

0
0
Nguyễn Nguyễn
22/01/2021 21:00:49
+2đ tặng
Nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423 chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì khó khăn. Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của ta còn yếu, nghĩa quân đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan, có những lúc thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét, có những lúc bị bao vây, Lê Lai phải liều mình cứu chúa....Ba lần nghĩa quân phải rút lui lên núi Chí Linh để bảo toàn lực lượng. Nhưng nghĩa quân với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, chịu đựng gian khổ, hy sinh không hề nao núng. Họ tin tưởng vào bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo