Vượt thác của nhà văn Võ Quảng là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn được quan sát qua hành trình quan sát và trải nghiệm chân thực của nhà văn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền nhờ theo điểm nhìn của tác giả. Nhờ vị trí quan sát là ở trên thuyền nên tác giả có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Mỗi chặng mà con thuyền đi qua đều có vẻ đẹp riêng biệt và đặc trưng. Nào là: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la có những bãi dâu trải ra bạt ngàn; rồi đoạn sông có nhiều thác dữ làm nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn; và rồi khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nếu như vùng đồng bằng mang vẻ đẹp ấm no, trù phú thì đoạn sông có nhiều thác dữ lại ấn tượng hơn cả. Cảnh tượng của đoạn sông có nhiều thác dữ vô cùng hùng vĩ và quanh co. Tác giả còn sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc như: "như những cụ già hô tay chỉ huy con cháu tiến về phía trước". Cách miêu tả của nhà văn đều vô cùng sống động và chân thực. Trên nền khung cảnh thiên nhiên, hình ảnh và tầm vóc con người hiện lên vô cùng phi thường với sức mạnh chế ngự thiên nhiên. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra với vẻ đẹp sừng sững, tuyệt đẹp. Tóm lại, vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Thu Bồn là vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên trù phú và núi non sừng sững.