Sứ mệnh cao cả và thiêng liêng nhất của thi ca xưa và nay thường trao về người mẹ, những hình ảnhmà dù nhìn ở góc độ nào đều lắng đọng những nỗi niềm sâu sắc nhất, cho dù bạn viết bằng bất kì ngônngữ nào.Chắt lọc từ sức sống dân gian từ nhiều sắc thái văn hoá, dân tộc, nhà thơ Nguyễn Duy đã đến vớingười đọc tiếng nói thuần khiết nhất về tâm tình mẹ - con, dòng đời - tình người đầy cảm động trongbài thơ Người buồn nhớ mẹ ta xưaTiêu đề và lời kết bài thơ là câu ca dao đằm thắm, nghĩa là nhà thơ bắt đầu hành trình tìm về với hìnhbóng mẹ đã khuất trên nền chất liệu thi ca dân gian bằng lời tấm tình xót xa đến ray rứt:Bần thần hương huệ thơm đêmKhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànChân nhang lấm láp tro tànXăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nàoTrong đêm, nhân vật trữ tình đối ảnh đàm tâm; thời gian đồng hiện, lấp lánh gương mặt mình củathuở ấy và bây giờ, hình bóng mẹ trong sự hồi ức đầy thương cảm tiếc nuối. Mẹ đã đi xa, đi vào cõivình hằng, có thể đã đến miền cực lạc có thể đã đến niết bàn, nhưng ở đây đối diện với con, người mẹvẫn lặng lẽ đến nao lòng. Cặp hình ảnh “chân nhang lấm láp” và “xăm xăm bóng mẹ” đưa ta đến gầnhơn với mẹ, với cõi người thiêng liêng.“Mẹ ta” hiện ra bằng sự gần gũi nhưng ray rứt làm sao; gần như ca dao như dân gian nhưng ray rứtbởi một đời lận đận:Mẹ ta không có yếm đàoNón mê thay nón quai thao đội đầuRối ren tay bí tay bầuVáy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùaLối tả thực làm sống lại hình ảnh chân thực nhất của mẹ. Hai tiếng mẹ ta rất riêng mà rất chung. Mẹ takhông không có yếm đào- không nón quai thao- không áo tứ thân, chỉ bình dị nguyên mẫu đời thường,chân lấm tay bùn, gieo neo vất vả. Nỗi nhớ về mẹ đã khuất gồng gánh theo cả cuộc đời tác giả đượcbiểu hiện qua sự đắc dụng của của các từ láy bần thần, lấm láp, xa xăm, rối ren càng tô đậm cuộc đờilam lũ của người mẹ quê nhưng cũng là để tôn vinh đấng sinh thành cao cả. Ý thơ dung dị mà hìnhảnh thơ thấm đẫm, sâu sắc đến nhường nào