“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ - Em, em ơi, tình non sắp già rồi”
Ấy là lời “giục giã” của một người xây lầu thơ “trên đất của một tấm lòng trần gia” (Thế Lữ trong lời tựa cho tập “Thơ nó thể hiện thái độ sống vội vàng của những mong muốn tận hưởng và cống hiến cao độ. Trong các tác phẩm thơ Xuân Diệu, bài thơ “ Vội vàng” là sự tập trung cho một quan niệm sống tiến bộ của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Từ những gì thể hiện trong bài thơ, ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của mỗi con người trong cuộc sống.
Giống như cái tên đề của mình “Vội vàng” là bài thơ của những lời giục giã, cuống quýt và nồng nhiệt. Thái độ ấy bắt nguồn từ sự ý thức về cái hữu hạn của cuộc sống nơi trần gian trong khi đó vườn trần lại đẹp tươi như một thiên đường nơi mặt đất, Nhà thơ xuất hiện ngay từ đầu với những khát khao mãnh liệt nhưng cũng thật kì lạ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Đối với một người luôn thường trực nỗi lo sợ trước cảnh chia li như có lần Xuân Diệu đã chứng kiến:
“Đương lúc hoàng hôn xuống
Là giờ viễn khách đi
Nước đượm màu li biệt
Trời vương hương biệt li”
(Viễn khách)
Và ý niệm thời gian còn là nỗi lo sợ cho tương lai “Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”, Trong khi đó mùa xuân lại tràn đầy màu sắc và âm thanh:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tư phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si...”
Mùa xuân đem đến cho chàng trai Xuân Diệu cái sức sống và men say của tình yêu nhưng vẫn đầy dự cảm, “sung sướng” mà vẫn phải vội vàng một nửa. Hơn ai hết, Xuân Diệu dằn vặt bởi lẽ chảy trôi của tạo hóa:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
Ấy là mùa xuân của đất trời hay cũng chính là mùa xuân của đời người, mà với nhà thơ, chỉ sống ở tuổi trẻ mới là sống đã đầy, mới là đáng sống. Thế nên mới có thái độ sống vội vàng, gấp gáp, tận hưởng hương sắc cuộc đời:
“Mau đi thôi. Mùn chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say trong cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và mây và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Cái hưởng thụ của Xuân Diệu bắt nguồn từ một thái độ sổng tích cực: phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống và muốn sống đã đầy với vẻ đẹp ấy khi mình cùng đang độ đẹp nhất, hơn thế nữa, nó còn được bắt nguồn từ một tâm hồn lúc nào cũng ''khát khao giao cảm với đời nên càng đáng trân trọng". Khát khao hưởng thụ nhưng thi nhân cũng hào phóng đem mình ra cống hiến cho thế gian. Ông tự nhận mình là bình thu khí muôn hương, tự nguyện biến lòng mình thành “phấn thông vàng” đem trải rộng, rắc bay ra khắp nhân gian. Ông hưởng thụ vẻ đẹp của trời đất và cùng hiến dâng cho nó vẻ đẹp trong chính tâm hồn "non tơ" của mình. Không chỉ có vậy, cuộc đời của ông còn là cả một cuộc đời cống hiến cho thơ, cho nghệ thuật, mang lại cho thơ ca Việt Nam những quan niệm và cách tân mới lạ, đánh dấu cả một thời kỉ phát triển đỉnh cao của thơ ca Việt Nam, thời kì của phong trào Thơ mới.
Thi nhân có cách hưởng thụ và cống hiến cho cuộc sống của riêng mình, nhưng điều đó cũng đặt ra cho chúng ta câu hỏi về sự cống hiến và hưởng thụ trong bản thân mỗi con người, cống hiến là việc ta mang bản thân mình ra làm những việc có ích cho những người xung quanh, cho xã hội. Nó là một thái độ sống tích cực, không màng đến danh lợi cũng như những gì mình có thể đạt được.
Hưởng thụ là việc ta được nhận một điều gì đó có ích từ một ai đó. Thông thường, người ta thường nói cống hiến và hưởng thụ đi liền với nhau, trong đó cống hiến luôn là cái đi trước, được nói đến trước. Điều này thể hiện một mối quan hệ mang tính tất yếu, hợp lô-gic. Phải có cống hiến thì mới có hưởng thụ, vá có cống hiến thì khi hưởng thụ mới cảm thấy vui, mới thấy mình xứng đáng. Một người chưa cống hiến điều gì, chưa mang lại một lợi ích nào cho xã hội thì không thể và không có quyền đòi hỏi được hưởng thụ bất cứ điều gì. Mối quan hệ đó mang đến cho con người một lối sống tích cực, biết sống vì người khác, biết cho đi mà không đòi hỏi được nhận lại, biết cảm nhận hạnh phúc của người mang lại hạnh phúc cho người khác.
Nhưng thực tế cuộc sống không hề giản đơn. Vì những ham muốn cá nhân, vì sự ích kỉ, vì những toan tính,... vẫn còn biết bao người chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi, hưởng thụ mà không nghĩ đến việc mình cần phải làm gì cho xứng đáng với những điều mình được hưởng. Con cái chỉ quen nhận tình thương từ cha mẹ nhưng không hề nhận ra rằng mái tóc mẹ cha đang ngày càng bạc, đôi mắt đang mờ dần theo thời gian để giúp đỡ, yêu thương những người đã cho mình hình hài và cuộc sống; được hưởng thụ khối lượng tri thức lớn từ nhân loại nhưng không biết từ đó để biến thành của mình, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội; nhận được sự giúp đỡ của mọi người nhưng lại cực kì “hà tiện” trong việc giúp đỡ người khác... Đó là những biểu hiện của một lối sống ích kỉ, chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến hoặc không nghĩ đến việc cống hiến.
Lối sống hưởng thụ là một lối sống cần bị lên án, phê phán, Khi con người chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến thì thử hỏi sao có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội? Phải biết sống "một người vì mọi người" trước khi mong muốn nhận tại được “mọi người vì một người". Là những người trẻ tuổi, chúng ta cần ý thức được sâu sắc được tính chất hai chiều của mối quan hệ cho - nhận, hưởng thụ - cống hiến mà vượt qua những đòi hòi con trẻ, biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Chỉ có như vậy mới có thể nhận lại những điều tốt đẹp nhất từ cuộc sống và những người xung quanh.
Hãy biết cho đi những nụ cười để được nhận lại từ cuộc đời những bông hoa rực rỡ sắc hương!