-Nửa sau thế kỉ XIX :
Người khởi xướng: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
Mục đích:Các sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị cải cách, yêu cầu đổi mới nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa
Nội dung: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế: xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. Nguyễn Lộ Trạch: dân hai bản "Thời vụ sách", đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
Kết quả: Triều đình Huế không chấp nhận và từ chối mọi cải cách.
-Đầu thế kỉ XX:
Người khởi xướng: Phan Chu Trinh
Mục đích:Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạyquốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từu chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ
Nội dung:Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...Làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của mình, dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội buôn và sản xuất hàng nội hóa...Thông qua việc mua bán để tập hợp nhau lại. Tiền kiếm được dùng để mở trường, nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Vì vậy, việc mua bán này còn được gọi là Quốc thương.Mở trường dạy học để mở mang dân trí. Các môn học được giảng dạy ở nhiều trường
Kết quả: Bị Thực dân Pháp đán áp