Thanh Hải và Hữu Thỉnh đểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mỹ. Những vần thơ của Thanh Hải chần thật, bình dị, đôn hậu trong khi sáng tác của Hữu Thỉnh tinh tế, triết lí. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Sang thu (Hữu Thỉnh) là hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách của hai ông. Hai đoạn trích thuộc hai tác phẩm trên tuy khắc họa những bức tranh thiên nhiên khác nhau nhưng đểu cùng chung nguồn cảm hứng và tình yêu dào dạt trước thiên nhiên quê hương.
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ xuất sắc trong đời thơ Thanh Hải, người con xứ Huế. Những vần thơ trong trẻo viết trên giường bệnh những ngày cuối đời lại càng tha thiết và nổng thắm hơn với tình yêu đời của nhà thơ. Bài thơ ra đời giữa những ngày đông giá rét miền Bắc nhưng lại tràn trề' hơi ấm và vẻ đẹp của mùa xuân. Điều đó bộc lộ rõ rệt trong khổ hai của bài thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Sáu câu thơ trong khổ hai nói ra bức tranh mùa xuân sống động, phong phú với màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu và không khí náo nức, rộn ràng. Huế mộng mơ đã từng xuất hiện thật ảm đạm trong những ngày tháng nô lệ trong thơ Tố Hữu:
Tôi nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Như nước dòng Hương mãi cuốn đi.
Nhưng Huế hôm nay trong thơ Thanh Hải đã đổi thay, tươi đẹp và hối hả nhịp chiến đấu, nhịp sống của thời kì dựng xây đất nước sau chiến tranh. Trong bức tranh xuân có sự hài hòa cao độ giữa con người và thiên nhiên. Thanh Hải lựa chọn hai đối tượng để gắn với sức sống mùa xuân. Trước hết, đó là “Mùa xuân người cầm súng”, hình ảnh đẹp đẽ trong lòng nhân dân và cũng là hình tượng được yêu quý nhất trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt của dân tộc. Mùa xuân thiên nhiên về trong màu lá ngụy trang của người lính “Lộc giắt đầy quanh lưng”. Đó là một hình dung đẹp, phấn chấn và đẩy hi vọng của nhà thơ dành cho những con người quả cảm luôn xả thân mình vì nước. Sự lựa chọn thứ hai là “Mùa xuân người ra đồng”, mùa xuân bừng lên trong đôi bàn tay cẩn cù lao động của những người nông dân hăng say sản xuất, xây dựng cuộc sống hòa bình. Những con người bình dị, thầm lặng ấy là những mũi tiên phong nơi tiền tuyến, nơi biên cương và trong lao động. Không cần những cái tên cụ thể, những bức tượng đài cụ thể, Thanh Hải viết về vô vàn những con người đẹp đẽ ngoài kia, họ chính là nhân dân và họ làm nên mùa xuân của đất nước trong quá trình giữ nước và dựng nước. Ở đầy, tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc cú pháp, điệp từ “mùa xuân” (hai lần), “lộc” (hai lần) ở đầu mỗi câu thơ như khẳng định sắc xuân, hương xuân và lộc xuân đang lan tỏa, giăng mắc khắp muôn nơi, tràn ngập giữa cảnh vật và con người. Biểu tượng “lộc” ở đây vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa tượng trưng. Nó không chỉ là hình ảnh tả thực nhành non chồi biếc nảy nở khi xuân đến, mà còn là sức sống, là tuổi trẻ, là tuổi thanh xuân, là khí thế của cả nước. Nó khiến tâm hồn tươi mới, sôi nổi, hứng khởi! “Lộc” là thành quả hôm nay và cũng là hi vọng cho ngày mai tươi sáng. Khép lại khổ thơ, bằng những suy nghĩ rất thực tế của chính bản thân mình, nhà thơ khái quát:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Điệp cấu trúc cú pháp, điệp từ, kết hợp với hai từ láy giàu sức gợi tả “hối hả”, “xôn xao” khiến hai cầu thơ tràn đầy sức mạnh và niềm cảm hứng. Ta cảm nhận sâu sắc không khí náo nức của đất trời khi xuân về. “Tất cả” mang ý nghĩa khái quát, bao trùm, đó có thể là cảnh sắc thiên nhiên quê hương, là tạo vật muôn loài, là “người cầm súng”, “người ra đông”, là nhà thơ, là tôi và bạn... là đất nước xinh đẹp mà hùng hào của chúng ta. Từ láy “hối hả” gợi nhịp điệu khẩn trương, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, trong khi từ láy “xôn xao” gợi sự náo nức, vui vẻ, rộn ràng. Đó cũng là những biểu cảm phong phú của mùa xuân. Tất cả đểu rộn ràng đón mừng đất nước bước vào giai đoạn mới, thời đại mới, với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong niềm hân hoan khi vừa giành lại lá cờ độc lập, tự do. Câu thơ như lời reo vui phấn khởi, tràn đầy tinh thần lạc quan của người con dù đang đấu tranh giành lấy sự sống trên giường bệnh nhưng vẫn một lòng say mê, nhiệt huyết và tin yêu vào tương lai của dân tộc. Có thể nói, mùa xuân mang đến tiếng gọi đầy xúc cảm cho con người. Những tiếng gọi sôi nổi của mùa xuân làm bừng dậy trong trái tim ta không khí sôi nổi của đất nước, thôi thúc mỗi cá nhân góp “mùa xuân nho nhỏ” đời mình để hòa với mùa xuân to lớn của đất nước.
Chia tay với bức tranh xuân rộn rã của Thanh Hải, đến với những vần thơ Hữu Thỉnh ta được đến với bức tranh thu dịu dàng, lắng đọng. Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ reo vui: “Hình như thu đã về”, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo bước chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu được miêu tả từ những thứ vô hình như “hương ổi”, “gió sẽ” đến những hình ảnh cụ thể có đường nét: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình; từ không gian nhỏ hẹp như con ngõ vươn ra một không gian vừa dài rộng, lại vừa xa vời. Và hơn cả, tác giả đã cảm nhận hương thu bằng cả tâm hồn rất mực tinh tế của mình. Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ thật tài hoa khi ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương trong trạng thái chỉ giữa mùa thu “dềnh dàng”, lững lờ trôi mà không chảy xiết như sau những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu cho bức tranh thiên nhiên mùa thu, mà còn mang đầy tâm trạng của con người, cũng như chậm lại cùng nhịp sống đất trời để ngẫm ngợi suy tư về những trải nghiệm trong cuộc đời. Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông trữ tình, là sự vội vàng của những cánh chim bắt đầu di trú về phương Nam tránh rét. Không có âm thanh, nhưng Hữu Thỉnh lại khéo vẽ ra nét động cho bức tranh tưởng đang tĩnh lặng chìm sâu vào suy tưởng. Dễ thấy, việc hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng: sông dưới mặt đất - chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng”, chậm rãi - chim “vội vã” nôn nao, đã miêu tả thật chân thực sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. Bức tranh thu đang về có những nét dịu êm nhẹ nhàng, mà lại có cả những nét hối hả cuống quýt. Sự chuyển mình của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước: hòa bình sau chiến tranh, rồi lại hối hả nhịp sống mới trong công cuộc dựng xây đất nước giàu mạnh. Có thể nói, lời thơ hẹp mà ý thơ bay cao không tận. Đó là chất thơ cuộc đời, chưng cất từ những suy ngẫm của con người từng trải, từng chiêm nghiệm qua biết bao sóng gió.