Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tập viết bài văn nghị luận với hai đề sau: "Có chí thì nên" và "Có công mài sắc có ngày nên kim"

Tập viết bài văn nghị luận với hai đề sau: "Có chí thì nên" và "Có công mài sắc có ngày nên kim"

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
533
2
1
Phùng Minh Phương
26/02/2021 21:41:11
+5đ tặng
Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian Có công mài sắt có ngày nên kim đã nêu bật lên tầm quan trọng đó.

Chính câu tục ngữ dân gian Có công mài sắt có ngày nên kim đã nêu lên vấn đề cần bàn luận. Ngụ ý của nó là từ một thanh sắt rất to, có thể cầm chặt bằng một lòng bàn tay được đem mài ngày đêm để trở thành một cây kim. Thông thường, để có thể mài từ một thanh sắt to trở thành một cây kim nhỏ bé thì thật là một công việc lao động khó khăn vất vả và mất nhiều thời gian và công sức. Câu tục ngữ này có hai nghĩa: nghĩa bóng và nghĩa đen. Nghĩa đen ở đây là từ một thanh sắt ai đó muốn mài ra được một cây kim là việc không phải dễ dàng, nhưng nếu người đó cần cù, chịu khó mỗi ngày mang thanh sắt thô kệch ra mài để thanh sắt mòn đi một chút thì một ngày nào đó, nó cũng sẽ trở thành một cây kim nhọn sắc. Còn nghĩa bóng ý chỉ rằng trong mọi việc, dù khó hay dễ đến mấy mà thiếu ý chí, nghị lực thì mọi thứ đều trở nên khó khăn. Ngược lại, chúng ta cần phải tập trung, cố gắng, nhẫn nại, giữ vững ý chí thì mới có thể thành công trong mọi việc.

Tương tự câu tục ngữ này là thành ngữ “Nước chảy đá mòn, Có chí thì nên”. Quả đúng là như vậy, chỉ có những ai có nghị lực, ý chí mới có thể gặt hái được thành công. Cũng giống câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn”, hãy tưởng tượng xem, dòng nước mềm mại như thế kia mà miệt mài chảy qua tảng đá thô cứng cứ tưởng như là không thể nào bào mòn được khối đá nhưng sau một thời gian có ai ngờ được là hòn đá đã bị mài mòn nhẵn thín!

Rất nhiều người đặt ra mục tiêu tiến tới, nhưng một vài người không thể theo đuổi đến cùng. Mọi việc càng lúc càng khó, nên ý chí, nghị lực của chúng ta phải tăng theo, nhưng chỉ khó một chút là những người đó nản chí và cuộc theo đuổi thất bại. Nhưng một số người lại rất thành công như là:

Danh hài Hoài Linh, cũng là một ca sĩ đại tài. Từ nhỏ, anh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sống qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Anh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Anh đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Anh càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, anh đã trở thành một danh hài nổi tiếng lẫn trong và ngoài nước.

Lu-i Pa-xtơ là một học sinh trung bình khi còn học trung học phổ thông. Xếp hạng trong lớp, ông chỉ đứng thứ hạng 15 trong 22 học sinh lớp. Dù vậy, ông vẫn luôn muốn được trở thành một danh nhân thế giới nên ông vẫn không nản chí và tiếp tục nghiên cứu khoa học để rồi ông đã trở thành một vị khoa học gia nổi tiếng thế giới.

Danh họa Lê-ô-na-đô dơ Vanh-xi được học vẽ thời bé, khi học với người thầy Vê-rô-ki-ô, cậu trở nên nản chí và chán ghét học vẽ vì bị thầy bắt vẽ trứng suốt hơn 50 ngày. Nhưng nhờ vậy, bàn tay cậu đã trở nên dẻo hơn và thuần thục nên sau này, ông đã trở thành đại danh họa.

Bản thân em cũng còn cần phải cố gắng hơn thật nhiều để có thể trở thành một học sinh giỏi. Để đạt được điều đó, em cần phải chăm học, tập trung nghe cô giảng và ôn bài đầy đủ.

Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão nghị lực để làm được những gì ta mong muốn để đưa ta tới thành công. Giống như là Có công mài sắt có ngày nên kim vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Nhạt
26/02/2021 21:41:25
+4đ tặng

Trong cuộc sống, con người chúng ta cần có những lúc trưởng thành để đạt được và có những ước mơ vươn tới. Và để thực hiện ước mơ đó thì chúng ta cần phải có lòng kiên trì và có ước mơ. Chính vì thế cho nên cha ông ta đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, để động viên khích lệ chúng ta, khuyên răn con cháu dạy bảo những kinh nghiệm đời thường. Câu tục có rất nhiều ý ngĩa mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Cây kim tuy rất nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa và trơn bóng sắc nét. Để làm được một cây kim như vậy thì rất khó. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam ta từ hàng ngàn đời này. Từ những việc nhỏ như quét nhá nấu cơm đến những việc trọng đại của đất nước đó chính là xây dựng đất nước chống giặc ngoại xâm.

Những thành tự của cha ông ta ngày nay đã chứng minh được điều đó. Những ngôi tháp chùa cổ kính có giá trị như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… Với những nét hoa văn mạnh mẽ thể hiện được tinh thần thượn võ yêu nước. Và một trong những thành tựu lớn nhất đó chính là xây dựng được tinh thần thượng võ yêu nước. Và một trong những thành tựu lớn nhất đó  là chúng ta đã xây dựng được một quốc gia văn minh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Công cuộc gìn giữ và phá huy đổi mới đất nước đã thể hiện được sự bền bỉ chịu thương chịu đó sáng tạo trong công việc. Trong lao động sản xuất nhân dân ta cũng đã có được những việc làm và kết quả cao khẳng định được câu nói trên là hoàn toàn đúng.

 

Tư xưa đến nay nhân dân ta đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử tư những thảm họa thiên nhiên, cho đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng chịu đựng vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại khó khăn đó. Và trong tinh thần học tập thì điều đó lại càng được khẳng định một cách rõ nét nhất. Những em bé bước vào lớp 1 bập bẹ đánh vần viết chữ đến những năm tháng  tiếp theo trên lớp phải kiên trì chịu khó thì mới mong đạt được kết quả tốt.
 

Trên đường đời cũng vậy,  những danh nhân, thương gia, thi sĩ nhà nho nhà chính trị nổi tiếng cũng đều phải vất vả hi sinh sử dụng những kiến thức mình có và luôn kiên trì chuyên cần sáng tạo thì mới có thể thành đạt được như ngày hôm nay.

Những tấm gương hiếu học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ chính là minh chứng rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm làm chịu khó học ngoại ngữ, đi bôn ba đi khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm có một con người nào làm được như Bác. Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà chúng ta mới được tự hào về một danh nhân một lãnh tụ vĩ đại khắp năm châu bốn bể đều biết đến.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ đã dã nhưng rất ngắn gọn và súc tích bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động và học tập. Nó là một bài học quý báu, một thông điệp vô cùng quan trọng, một lời dạy vô cùng sâu sắc đến tất cả chúng ta. Mỗi ngày hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất nhé không có gì là không thể. Các bạn nhất định sẽ thành công.

4
0
Thiên sơn tuyết liên
26/02/2021 21:42:04
+3đ tặng
Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Bài làm
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

 

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.


Bác Hồ từng dạy:Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Có chí thì nên”

Bài làm

Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.

Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.

>> Đọc bài những câu nói hay và ý nghĩa trong đời sống

Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,…

 

Hay chúng ta vẫn còn nhớ chuyện về Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại cực kỳ xấu. Nhận ra được khiếm khuyết của mình thì Cao Bá Quát cũng đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Và khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp hơn nữa. Chính nhờ sự cố gắng và lòng kiên trì thì chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Tất cả chúng ta cũng vẫn biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, và cậu đã lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi – “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Trong thời đại ngày nay lại có câu chuyện về việc “có chí thì nên” của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng có lẽ rằng chính mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Đầu tiên ta có thể nhận thấy được đó chính là những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã.Chắc chắn rằng không chỉ có dừng lại ở đó thì đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Nhưng đáng khen nhất đó chính là con người vẫn không chịu khuất phục trước hoàn cảnh đó mà đã có thể vươn lên mạnh mẽ để có thể chạm tay vào mơ ước của chính mình.


Vậy đó, con người chúng ta khi có cái “chí” sẽ giúp ta thành công, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Đặc biệt hơn đó chính là với các học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Ta như thấy được rằng khi bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Qủa thật, đối với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, khi đó bạn cũng đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, bạn hãy cứ cố gắng tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Và trong mỗi chúng ta mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói:Thật vậy, cuộc sống có bao nhiêu chướng ngại vật như hàng ngày cứ hiện diện trong chính cuộc sống của chúng ta. Nếu như chúng ta mà không có ý chí không vượt qua được thì chẳng bao giờ có được sự thành công vang dội cả. Hãy cứ quyết tâm theo đuổi đam mê của mình bằng ý chí mạnh mẽ. Khi chúng ta có ý chí chúng ta sẽ có tất cả. Tôi vẫn nhớ một câu nói rất hay về ý chí đó chính là “Nếu như mất đi tiền bạc, bạn chẳng mất gì, mất đi sức khỏe bạn mất một vài thứ và khi đã mất đi ý chí bạn chẳng còn gì nữa”. Chính câu nói đó cũng đã thật là đề cao ý chí. Còn câu tục ngữ đặc sắc của ông cha ta chính là “có chí thì nên”. “Có chí thì nên” như là một điều tất yếu vậy



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×