Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Kho silô có đặc điểm?

Câu 1: Kho silô có đặc điểm

A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.    B. Mái ngói, dưới sàn kho có gầm thông gió

C. Gồm nhiều dãy nhà xây dựng trên diện tích đất rộng.  D. Không có hệ thống thông gió và điều chỉnh tốc độ

Câu 2: Để bảo quản hạt giống trung hạn cần

A. giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%              B. giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường  

C. giữ ở nhiệt độ 0oC, độ ẩm 35-40%                 D. giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%             

Câu 3: Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là:

A. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng đảm bảo tái sản xuất, duy trì đa dạng sinh học

B. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, duy trì tính ban đầu, tăng độ thẩm mĩ của hạt

C. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, chống lây lan sâu bệnh

D. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, nâng cao năng suất cây trồng

Câu 4: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:

A. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

B. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.

Câu 5: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:

A. Hạt giống.          B. Khoai lang tươi.        C. Thóc, ngô.        D. Sắn lát khô.

Câu 6: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:

A. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.       B. Chế biến rau quả.

C. Chế biến xirô.                             D. Bảo quản rau, quả tươi.

Câu 7: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản

A. rau, hoa, quả tươi.       B. hạt giống.        C. củ giống.         D. thóc, ngô.

Câu 8: Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô?

A. 2        B. 4        C. 5          D. 3

Câu 9: Gạo lật là sản phẩm của khâu nào sau đây trong quá trình chế biến gạo từ thóc?

A. Làm sạch      B. Tách trấu    C. Xát trắng       D. Đánh bóng

Câu 10: Thế nào là xát trắng hạt gạo?

A. Làm hạt gạo trắng, đẹp                                B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo

C. Làm sạch vỏ cám bao quanh hạt gạo           D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo

Câu 11: Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước?

A. 13        B. 12        C. 14         D. 11

Câu 12: Quy trình chế biến gạo từ thóc gồm mấy bước?

A. 8       B. 7       C. 5      D. 6

Câu 13: Phương pháp chế biến nào sau đây không phải chế biến rau, quả:

A. Đóng hộp      B. Sấy khô        C. Chế biến tinh bột      D. Muối chua

Câu 14. Vì sao phải tiến hành rửa nhớt, làm khô cà phê thóc?

A. Để tránh vi khuẩn xâm nhập         B. Để loại bỏ mùi chua khi ngâm

C. Để dễ xát bỏ vỏ trấu                     D. Để hạn chế sức nảy mầm

Câu 15: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là

A. tránh mất nước.             B. tránh đông cứng rau, quả.

C. tránh lạnh trực tiếp.       D. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.

Câu 16: Ưu điểm của kho silô so với kho thông thường

A. Thời gian xuất, nhập hàng nhanh, tốn nhân công nhập, xuất hàng.  

B. Có trần cách nhiệt, mái ngói,  dưới sàn kho có gầm thông gió.

C. Tiết kiệm diện tích đất, thời gian bảo quản dài.

D. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.

Câu 17: Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘xử lí nhiệt’ có tác dụng là

A. làm chín sản phẩm                             B. tiêu diệt vi khuẩn

C. làm mất hoạt tính các loại enzim       D. thanh trùng

Câu 18: Đánh bóng gạo nhằm mục đích gì?

A. Loại bỏ lớp cám, làm sạch.            B. Loại bỏ đất cát.

C. Tăng thẩm mĩ, giữ gạo được lâu.    D. Tách trấu ra khỏi hạt, làm sạch trấu.

Câu 19: Gạo tấm là gì?

A. Gạo được chế biến theo phương pháp truyền thống

B. Hạt gạo bị gãy khi chế biến

C. Gạo lức được chuyển sang giai đoạn chế biến đặc biệt

D. Gạo và cám trộn chung với nhau

Câu 21: Phương pháp bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo thường gắn liền với phương tiện bảo quản nào ?

A. Chum, nhà kho.           B. Nhà kho, thùng phuy      C. Kho silô, chum            D. Nhà kho, kho silô.

Câu 22: Chế biến gạo từ thóc theo phương pháp truyền thống và chế biến theo quy mô nhỏ không có bước:

A  Tách tấm và cám B  Đánh bóng C  Tách trấu D  Xay

Câu 23: Đâu là hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản?

A. Măng kho thịt     B. Ngâm tre dưới nước.     C. Cất khoai trong chum.     D. Làm măng khô.

, làm sạch trấu.

Câu 24: Trong bảo quản Nông sản chứa nhiều nước thì:   

   A. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người.  

   B. Thuận lợi      

   C. Dễ bị VSV xâm nhiễm

   D. Được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 25: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là:   

   A. Không làm khô       

   B. Xử lí chống vsv gây hại      

   C. Không bảo quản trong bao, túi kín, Không làm khô, Xử lí chống vsv gây hại, Xử lí ức chế này mầm. 

   D. Xử lí ức chế này mầm         

Câu 27: Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?

  A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.

  B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.

  C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn.

  D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.

 

 

 

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.251

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×