Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận những hình ảnh độc đáo giàu ý nghĩa trong bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận những hình ảnh độc đáo giàu ý nghĩa trong bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận của em về những hình ảnh đẹp trong bài Viếng Lăng Bác
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
292
1
0
Chou
28/02/2021 09:58:15
+5đ tặng

Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt Nam, sinh thời, trái tim người luôn hướng về dân tộc, hướng về những người con đất Việt yêu quý. Chiến tranh khiến Nam Bắc chia cắt, khổ đau, Bác luôn mong ngóng một ngày hai miền được hoà bình, đất nước thống nhất, nhưng khi nước nhà chưa hoàn toàn giải phóng thì Bác lại đi xa. Với Bác, ai cũng dành cho Người niềm kính trọng, mến yêu vô bờ bến, bởi thế mà có những câu hát, trang văn viết về Người đầy cảm xúc yêu thương. Một trong số đó phải kể đến bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, bài thơ không chỉ khiến người đọc cảm động bởi những dòng xúc cảm đầy chân thành của nhà thơ mà còn bởi hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng của Bác được nhà thơ khắc họa bằng tấm lòng trân trọng, thương yêu nhất.

Trong sự xúc động khôn xiết, nhà thơ Viễn Phương không chỉ bộc lộ sự nghẹn ngào, tình cảm yêu thương, kính trọng của mình khi được đến thăm lăng Bác mà còn khái quát cảm nhận về Bác qua hình ảnh ẩn dụ thật đẹp:

" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Mặt trời là vật thể thuộc về tự nhiên, mang đến cho con người nguồn ánh sáng diệu kỳ, ánh sáng ấy khiến cây cối sinh trưởng, vạn vật sinh sôi. Ánh sáng mặt trời cũng là nguồn sống của con người, nếu không có mặt trời thì thế giới sẽ chìm sâu vào bóng tối, không thể tồn tại sự sống. Từ ánh mặt trời thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng ấy, tác giả liên tưởng đến Bác - vầng dương rực sáng của dân tộc Việt Nam. Bác là mặt trời của dân tộc, là nguồn sáng của cách mạng, của công cuộc giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ. Điều đó được chứng minh trên con đường cách mạng của Bác, luôn luôn đau đáu nỗi nước nhà, luôn tìm cách đưa ra những chiến lược để chiến đấu, cách mạng là cuộc đời của Bác và Bác đã hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng. Nhiều thi nhân thường ví mặt trời như lý tưởng sống, mặt trời như giấc mơ, khát khao đẹp hay những điều trừu tượng khác thì ở đây Viễn Phương lại chọn một cách so sánh đầy độc đáo, cụ thể mà cũng đầy hình tượng, mặt trời là Bác Hồ vĩ đại. Ánh sáng Bác Hồ luôn cháy mãi, toả sáng chói lọi trong tâm hồn bao thế hệ dân tộc.

Bước vào trong lăng Bác, nhìn thấy Người ngủ giấc ngủ bình yên, lòng tác giả càng lắng lại.

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền,
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi ,
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Vừa buồn thương, vừa xót xa và đớn đau trước Người. Vầng trăng dịu hiền đến bên Người, bầu bạn, là tri kỉ của Người. Lúc còn sống, Bác luôn dành cho trăng một niềm yêu vô bờ bến, bao bài thơ của Người đều viết về trăng, và bây giờ đây, vầng trăng và người vẫn vẫn chung thủy cùng nhau. Ánh sáng của vầng trăng dịu hiền, trong khiết và tinh khôi ấy tựa như tâm hồn và trái tim Bác vậy, luôn luôn dịu dàng, thanh cao mà cũng đầy bình dị, bao dung. Bác luôn lắng lo cho mọi người, cho chiến sĩ, cho mẹ già, các cháu thiếu nhi và lắng lo cho toàn dân tộc. Trái tim Bác luôn rộng lớn với hết thảy mọi người, hết thảy mọi điều trong cuộc đời.

Bác tựa như trời xanh kia vậy, luôn trường tồn, bất tử với thời gian. Dù có bao lâu đi nữa, Bác vẫn là lẽ sống, là niềm tự hào của dân tộc. Càng nghĩ về Bác, càng đau đớn trước sự thật nghiệt ngã là phải chấp nhận Bác đi xa, nỗi thiếu vắng Bác không gì có thể bù đắp được:

" Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Bác Hồ là điều tuyệt vời nhất mà ông trời đã ban tặng cho Tổ quốc Việt Nam. Với Người, dù ở lại, dù đã đi xa, vốn dân nước nhà vẫn luôn kính trọng, nhớ ơn và lấy gương Người làm lẽ sống. Bởi thế mà mỗi ngày, con cháu đều tụ họp về lăng, đến bên người thắp nén hương bày tỏ sự thành kính và cảm tạ:

" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Những bông hoa xinh đẹp và rực rỡ nhất được con cháu của Người mang về đây kết lại thành tràng hoa yêu thương dâng đến cuộc đời Người bảy mươi chín mùa xuân. Từng dòng người đến nôn nao rồi khi đi lại ngậm ngùi tiếc nuối, chẳng nỡ rời xa Người, muốn được ở mãi bên Người mà thôi:

"Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

Thương Bác nghẹn ngào, trào dâng nước mắt. Làm sao có thể ngừng khóc, ngừng thương một vĩ nhân của thế giới, một con người cốt cách thanh cao, một anh hùng cách mạng cống hiến suốt đời cho dân tộc. Không đành chia xa đành gửi lời ước nguyện làm con chim nhỏ, làm bông hoa dại, làm cây tre trung hiếu bên Người mãi mãi chẳng rời xa.

Tác phẩm tuy không quá dài nhưng bằng hồn thơ đầy da diết, những hình ảnh vừa bình dị lại vừa lớn lao đã khắc hoạ nên hình ảnh Bác Hồ đầy đẹp đẽ, vừa cao quý, vừa bất tử với non sông, gấm vóc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
28/02/2021 09:58:33
+4đ tặng

Thanh Hải ià một người chuyên sáng tác thơ. Ông có rất nhiều bài thơ hay và tôi thích nhất là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào năm 1980 khi ông còn nằm trên giường bệnh. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết, gắn bó với cuộc đời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước:

“Mọc giữa dòng sông xanh

…………

Nhịp phách tiền đất Huế ”

Vậy thông qua bài thơ” Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã muốn gửi gắm đến chúng ta những suy nghĩ gì?

Thật vậy, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay. Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chìm chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng. ”

Với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thật đẹp. Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra một không gian của mùa xuân, rộng lớn với dòng sông mặt đất, bầu trời bao la với sắc màu tươi thắm, với những âm thanh vang vọng của mùa xuân thơ mộng, đậm đà phong vị xứ Huế. Bức tranh mùa xuân ở đây chỉ toàn là màu sắc dịu nhẹ một màu xanh biêng biếc của dòng sông quê, một màu tím ngát của cánh hoa mong manh đang mọc giữa dòng sông ấy. Nghệ thuật đảo ngữ giữa hai câu thơ làm nổi bật hình ảnh cùa sắc hoa màu tím. Màu tím gợi lên một sắc xuân dịu dàng, đằm thắm. Màu tím là màu đặc trưng cùa Huế. Bức tranh xuân bỗng rộn rã hơn lên bởi tiếng hót của con chim chiền chiện. “Chiền chiện” là loài chim hót vào mùa xuân. Từ cảm thán “Ơi!” là tiếng gọi trìu mến, thân thương của nhà thơ. Mấy tiếng “hót chi mà…” như một lời trách yêu nghe thật dịu dàng và duyên dáng. Bản nhạc của con chim chiền chiện như vang động cả đất trời, tràn ngập khắp không gian, làm bừng lên một niềm vui bất diệt. Chỉ bằng vài nét phác hoạ đơn sơ: với một dòng sông, một bông hoa, một tiếng chim, một màu xanh, một sắc tím, Thanh Hải đã hoàn chỉnh bức tranh xuân của quê hương mình thật nhẹ nhàng và quyến rũ lạ thường. “Giọt long lanh” ở đây có thể là giọt sương sớm mùa xuân, có thể là nhũng giọt mưa xuân phơ phất hoặc có thể nói là những giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện đang đọng lại trong không gian rồi từ từ rơi xuống cho nhà thơ xoè hứng bằng đôi tay trân trọng của mình. Chỉ có sáu câu thơ mà có đủ cả âm thanh, màu sắc, dòng sông, bông hoa, tiếng chim, bầu trời cao lồng lộng. Cảnh mùa xuân mở ra một không gian phóng khoáng nhưng lại dịu dàng, tươi mát, một không gian rất Huế.


“Mùa xuân người cầm súngTrong không khí mùa xuân rộn ràng và tưng bừng, tác giả nhấc đến người cầm súng và người ra đồng, họ là hai lực lượng tiêu biểu nhất cho đất nước, làm hai nhiệm vụ quan trọng nhất đó là sản xuất và chiến đấu:

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trài dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao. ”

Ngày xuân, người ta đi hái lộc, “lộc” theo nghĩa hẹp là chồi non, nghĩa rộng là sự may mắn. Lộc của người lính là lá nguỵ trang trên lưng. Lộc của người nông dân là nương mạ xanh rờn. Cặp câu thơ đối xứng nhịp nhàng, kết hợp với điệp ngữ “mùa xuân” và điệp từ “lộc” được láy đi láy lại nhiều lần, làm cho không khí xây dựng và bảo vệ đất nước như càng khẩn trương, gấp gáp hơn. Và không khí háo hức sôi nổi ấy được miêu tả bằng các từ “hối hả, xôn xao” như càng tăng thêm sức gợi tả.

Sau đó, nhà thơ nghĩ về mùa xuân cùa đất nước:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”.

Viết về đất nước, nhà thơ chỉ viết có bốn câu thơ nhưng bốn câu thơ đó thật tự hào. Tự hào về quá khứ oai hùng và khẳng định về một tương lai tươi sáng của quê hương mình. Từ ngữ giản dị “bốn nghìn năm” giống như nhà thơ đang kể chuyện tâm tình về đề tài lịch sử. Mấy ngàn năm nước Việt ta đã trải qua biết bao gian lao, vất vả – kể từ lúc vua Hùng dựng nước rồi đến lúc nhân dân ta cùng nhau giữ lấy nước. Ta cũng bắt gặp lòng tự hào ấy trong nhiều tác phẩm văn học. Đối lập với hai câu thơ nói về quá khứ là hai câu thơ ca ngợi tương lai. Tại sao nhà thơ không dùng từ “vẫn” hay từ “sẽ” mà nhà thơ lại dùng từ “cứ”. “Cứ đi lên phía trước” chỉ sự tử tế đi lên một cách hiên ngang, mạnh mẽ không có một sức mạnh nào ngăn cản được. Với nghệ thuật so sánh “đất nước như vì sao”, hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, gợi cảm. Đất nước đẹp như ánh sao sáng lung linh trên bầu trời cao vời vợi mà chúng ta đang ngẩng cao đầu chiêm ngưỡng.

Mở đầu bài thơ, tác giả xưng tôi. Đến cuối bài thơ tác giả lại xưng “ta”. Cái “ta” bây giờ vừa mang cái “ta” cá thể của riêng tác giả vừa là cái “ta” chung của chúng ta, của tất cả mọi người.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến ”

Đại từ “ta” mang sắc thái trang trọng, kiêu hãnh, cấu trúc “ta làm”, “ta nhập” nghe như lời căn dặn. Nhà thơ đang căn dặn mình và căn dặn chúng ta về trách nhiệm và nghĩa vụ với quê hương. Trong cái lớn lao chung của mùa xuân xinh đẹp, nhà thơ chỉ góp mình như một tiếng chim, trong giọng hót của muôn chim. Một cành hoa, trong muôn sắc hương hoa. Một nốt nhạc trầm khiêm tốn, trong muôn nốt nhạc bản tình ca. Cánh chim, cành hoa rất nhỏ bé, nhưng chim vô tư cống hiến những tiếng hót hay cho đời. Nốt nhạc trầm không đủ tạo nên bản nhạc hay, nhưng nó cũng góp phần tạo nên những cung bậc khác nhau của bản nhạc. Mượn cánh chim trời, đoá hoa thơm, nốt nhạc trầm, để bày tỏ lòng mình. Nhà thơ muốn được góp một phần công sức bé nhỏ của mình trong công cuộc xây dựng quê hương. Qua đó, ta thấy được khát vọng sống có ích cho đời của tác giả. Khát vọng đó thể hiện rõ ý thức đúng đắn trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa “tôi” và “chúng ta”.


“Một mùa xuân nho nhỏVậy thì, một tiếng hót, một cành hoa, một nốt trầm mà Thanh Hải nguyện dâng hiến cho đời hẳn có ý nghĩa lớn lao vô cùng, tác giả đã đi với khát vọng cống hiến bền bỉ của mình:

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Khổ thơ như một lời nhắn nhủ, một lẽ sống, sống là để cống hiển. “Mùa xuân nho nhỏ” còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể giữa mỗi con người, giữa cuộc đời chung của dân tộc. Tác giả đã chọn cho mình một cách cống hiến riêng, không phô trương, không ồn ào, cống hiến một cách âm thầm, lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Điệp ngữ “dù là” thách thức với thời gian, tuổi già, bệnh tật. Tính từ “lặng lẽ” kết hợp với động từ “dâng” đặt ở đầu câu thơ cho thấy một thái độ trân trọng, khiêm tốn và yêu mến quê hương mình biết là bao! Trên giường bệnh, khi trở về với cát bụi, Thanh Hải vẫn mang trong lòng mình một tình yêu tha thiết với cuộc sống, với đất nước và thanh cao với một tinh thần lạc quan mạnh mẽ.

Kết thúc bài thơ, nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn bã của câu Nam ai Nam bình xứ Huế:

“Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

Lời ca vang vọng, gọi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm ấp, gợi mở ra một cái tình rất riêng, rất Huế nhưng lại hoà chung được với nước non. Tiếng hát đằm thắm, hiền hoà xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ.

Bài thơ với thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca cùng nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ.

Tóm lại, qua những điều chúng ta vừa bàn luận, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

2
0
Nguyễn Lê Ngọc Minh
28/02/2021 09:58:49
+3đ tặng

Mùa xuân nho nhỏ” đã cho người đọc cảm nhận được tiếng lòng đầy tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành từ tận đáy lòng của Thanh Hải.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, chỉ có mùa xuân mới có cảnh vật ngạt ngào như thế:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”

Dòng sông xanh thanh bình yên ả - đó là tín hiệu của mùa xuân đã về. Giữa dòng sông xanh đó là màu tím biếc của bông hoa. Mùa xuân ở đây thật hào phóng nên sẵn sàng trao tặng cho ai biết trải rộng lòng mình:

“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay tôi hứng” - người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi.

Kế tiếp mùa xuân của thiên nhiên, là mùa xuân của đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Hình ảnh “người cầm súng” - những người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ nền hòa bình và “người ra đồng” - những người nông dân lao động phục vụ chiến đấu. Mùa xuân được khắc họa ở đây đã gắn với ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc cùng với trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho dân tộc và đất nước. Cùng với đó là hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng”, “lộc trải dài nương mạ” cho thấy sức sống của mùa xuân đang căng tràn khắp mọi nơi. Tất cả đều đang “hối hả” và “xôn xao” để bừng nở.

“Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

“Đất nước bốn nghìn năm” gơi lịch sử lâu đời của dân tộc. Trong suốt bốn nghìn năm đó, đất nước đã phải trải rất nhiều “vất vả” và “gian lao” để dựng nước và giữ nước. Nhờ có bốn nghìn năm vất vả đó, mà ngày hôm nay đất nước giống như “vì sao” tỏa sáng giữa bầu trời rộng lớn. Từ “cứ” thể hiện sự quyết tâm vươn về phía trước, không chịu đầu hàng khuất phục trước mọi khó khăn.

Cuối cùng là những lời bộc lộ chân thành về khát vọng dâng hiến cuộc đời cho tổ quốc thân yêu:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đến đây, nhà thơ không còn cầm bút nữa mà đang ôm đàn, gõ phách hát bài ca mùa xuân, bài ca cuộc sống. Nhà thơ muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim, nhập vào cái chung để cùng nhau cống hiến. Tất cả đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của tác giả. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đó là lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trước khoảnh khắc phải đối mặt với bệnh tật, cái chết, nhưng Thanh Hải vẫn giữ được một niềm lạc quan, yêu đời với mong muốn được cống hiến mãnh liệt.

Với “Mùa xuân nho nhỏ”, người đọc nhận ra được một hồn thơ đầy yêu đời của Thanh Hải. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về “một mùa xuân nho nhỏ”.



Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác 

Trong chương trình ngữ văn lớp 9, bài thơ khiến em cảm thấy ấn tượng và dành nhiều tình cảm nhất đó là bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn, ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ với nhiều sáng tác ấn tượng và đi vào lòng bạn đọc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông có dịp ra Hà Nội, đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập “Như mấy mùa xuân”. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác - niềm kính yêu vô bờ.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhận định là một trong những bài thơ viết về Bác sâu sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương của nhà thơ đối với lãnh tụ của dân tộc bằng ngôn ngữ tinh tế, cảm xúc nhất.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”

Là những câu thơ đầu tiên của bài, mang một cảm xúc rõ rệt và khác biệt của tác giả, cảm xúc xúc động của một người con ở xa trở về thăm Bác như nỗi niềm của con cháu khi thăm lại mộ phần của người ruột thịt của mình. Viễn Phương từ xa đã thấy lăng Bác - nơi an nghỉ của Bác trong làn sương, hàng tre với sức sống mãnh liệt tự thân nó. Hàng tre xanh như tâm hồn người Việt Nam, dáng đứng của người Việt Nam trước phong ba, bão táp vẫn hiên ngang đứng thẳng, như dáng đứng con người Việt Nam.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác được yên nghỉ trong lăng, Bác nằm đó, như vẫn dõi theo từng bước đi của dân tộc. Hình ảnh “Mặt trời” được nhắc đến hai lần, nhà thơ đã cố tình đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau, bổ sung nghĩa cho nhau làm đoạn thơ thêm ý nghĩa hơn. Hai câu thơ sóng đôi với nhau, hô ứng và bổ sung nghĩa cho nhau. Một mặt trời tự nhiên ngoài đời thực, rực rỡ, vĩnh hằng vẫn “Ngày ngày” chiếu sáng, vẫn tỏa hơi ấm cho mọi vật. Đặc biệt hơn khi tác giả đặt mặt trời thực và mặt trời ẩn dụ trong lăng, vẫn luôn tỏa hơi ấm của mình để sưởi ấm mọi người dân Việt Nam. Mặt trời ấy cũng chiếu sáng, cũng tự mình chiếu sáng. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ về mặt ngữ nghĩa thêm sâu sắc, ấn tượng hơn.

Bác Hồ với dân tộc Việt Nam như một vị lãnh tụ, một vị cha già đã là người có công rất lớn với dân tộc. Những người con như Viễn Phương vẫn nhập vào dòng người ngày ngày đến viếng Bác, mang một sự thành kính nhất, nghiêm trang nhất. Dòng người cứ thế một đông đúc kết thành tràng hoa dâng Bác. Tràng hoa ấy bao gồm muôn vạn hoa tươi thơm ngát hương. Mỗi bông hoa một vẻ, một sắc, một hương kết thành những tràng hoa dâng lên Người. Tràng hoa ấy hữu hình hoặc vô hình dâng lên Bác một sự biết ơn vô bờ bến.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác Hồ - một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, sự hi sinh của Bác là biết bao sự biết ơn của dân tộc đối với Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng sự vĩnh hằng và bất diệt luôn tồn tại. Bác đã đi xa nhưng nằm trong lăng trông Bác vẫn như chỉ đang ngủ một giấc bình yên.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Khổ thơ cuối là cảm xúc, là nỗi niềm của tác giả trước sự hi sinh của Bác, nhà thơ nói lên khát vọng không chỉ của riêng tác giả mà còn nói lên khát khao ước vọng của dân tộc, muốn làm con chim để hót vui bên lăng Bác hay muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời, tỏa hương bên cạnh nơi Bác yên nghỉ. Khổ thơ đã bày tỏ cảm xúc của tác giả trước lăng Bác, trước sự hi sinh của Bác. Sự hi sinh ấy của Bác là một mất mát lớn của dân tộc, xong con người không tránh khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử.

Bằng những từ ngữ giản dị, đặc biệt là tấm lòng yêu thương kính trọng trước vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. “Viếng lăng Bác” đã mang đến cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã mang theo tình cảm của bao con dân miền Nam ra viếng lăng Bác, đây như là cuộc hồi hương của thi sĩ về gốc gác, về vùng miền, về quê hương của chính mình. Nhà thơ Viễn Phương mang đến một tình cảm dạt dào, một sự xúc động của người con trước nơi an nghỉ của vị lãnh tụ dân tộc kính yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×