Hình dạng và cấu tạo của tảo xoắnDưới đây là một số đặc điểm và hình dạng, cấu tạo của tảo xoắn, mời các bạn cùng tham khảo và nhận biết nhanh chóng nhé.
Sau khi quan sát, có thể thấy, tảo xoắn có cấu tạo hình sợi và có màu lục. Vì là loài thực vật bậc thấp nên chúng chưa được phân thành rễ, thân hay lá mà chỉ được cấu tạo từ nhiều tế bào nối tiếp nhau và tạo thành các sợi. Khi sờ vào loại tảo này, các em sẽ thấy hơi trơn và nhớt.
Cũng giống như những tế bào thông thường, tế bào của tảo xoắn có nhân, vách tế bào và thể màu. Trong tế bào tảo có chứa diệp lục vì thế tạo thành màu xanh lục chúng ta thường thấy.
Cách sinh sản của tảo xoắnDựa vào cấu tạo của tảo, ta có thể thấy được cách sinh sản của chúng. Cụ thể, tảo xoắn có thể sinh sản bằng hai cách:
- Sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành từng sợi, và từ những đoạn sợi đã đứt đó tạo thành tế bào tảo mới.
- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau để tạo thành một tế bào mới.
Cấu tạo của rong mơVậy rong mơ thì sao? Khác với tảo xoắn – một loài tảo nước ngọt, rong mơ lại là tảo nước mặn. Môi trường sống khác nhau, cấu tạo liệu có khác nhau không? Ngay dưới đây, chúng ta cùng nhau khám phá nhé.
Dựa trên các kiến thức đã học, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét đặc điểm của rong mơ. Đặc điểm nổi bật đầu tiên đó là loài thực vật này có màu nâu và có hình dạng cành cây. Sở dĩ rong mơ có màu nâu bởi trong tế bào của rong mơ, ngoài diệp lục còn có một chất phụ khác màu nâu. Chính chất phụ này đã quyết định màu sắc của rong mơ.
Loài thực vật này thường sống thành từng đám lớn. Quan sát kỹ, ta sẽ thấy bộ phận màu trắng bám vào cành. Nhiều người cho rằng đây là quả của chúng, nhưng thực chất, đây chỉ là những phao nổi giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước. Cũng giống như tảo xoắn, rong mơ chưa được chia thành lá, thân, rễ mà chúng chỉ có những tế bào hết sức đơn giản
.