LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tóm tắt cuộc đời của Lê-nin

Hãy tóm tắt cuộc đời của Lê-nin

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.176
3
11
Nhạt
05/03/2021 20:55:37
+5đ tặng

tóm tắt 
- Lê-nin (1870 - 1924)

- Sinh ra trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ

- Hoạt động:

+ Tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng

+ 1893: đến Pê-téc-bua, người lãnh đạo nhóm công nhân mác-xít

+ 1903: thành lập Công nhân xã hội dân chủ Nga và Cương lĩnh cách mạng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
11
Nguyễn Nguyễn
05/03/2021 20:55:48
+4đ tặng

Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

 
V. I. Lênin (1870 - 1924)

Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).

Vơlađimia Ilich Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilyich Ulianov), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác.

Năm 1887, V. I. Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít. V. I. Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V. I. Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lênin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, V. I. Lênin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mácxít ở Nga.

Mùa thu 1895, V. I. Lênin thành lập ở Pêtecbua (Peterburg) Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtecbua. Ở Mátxcơva, Kiep, Iarôxlap và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V. I. Lênin đã gặp Nadơgiơđa Conxtantinôva Cơrupxcaia (Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia). Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V. I. Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai năm 1897, V. I. Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V. I. Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899). 

Năm 1900, thời hạn lưu đày của V. I. Lênin kết thúc. Người lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V. I. Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V. I. Lênin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Pơlêkhanôp (Plekhanov) lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lênin phát biểu phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V. I. Lênin gọi là những người Bônxêvich (Bolshevik), nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người Menxêvich (Menshevik). Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V. I. Lênin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V. I. Lênin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ năm 1905. 

Tháng Tư năm 1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V. I. Lênin đứng đầu. Tháng Mười Một năm 1905, V. I. Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V. I. Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V. I. Lênin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng năm 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng Sáu năm 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V. I. Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy năm 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, V. I. Lênin đã phát triển chính trị kinh tế học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mácxít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ (1915), V. I. Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xôviết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V. I. Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V. I. Lênin đề ra.

1
11
___Cườn___
05/03/2021 20:56:08
+3đ tặng

1)

Vladimir Ilyich Ulyanov (bút danh Lenin) là người tạo ra Đảng Dân chủ Xã hội và Chủ nghĩa Bôn-sê-vích, một trong những người tổ chức Cách mạng Tháng Mười và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Lenin được coi là người tạo ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử. Chính Lenin đã đặt nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sinh ngày 22 tháng 4 tại thành phố Simbirsk trong một gia đình thanh tra các trường công lập. Ở Simbirsk, ông sống cho đến khi kết thúc nhà thi đấu Simbirsk năm 1887.

Sau khi tốt nghiệp trung học với huy chương vàng, Lenin vào Đại học Kazan tại Khoa Luật, nơi anh học một thời gian ngắn và bị trục xuất do sự thúc đẩy thường xuyên của phong trào sinh viên bất hợp pháp, Narodnaya Volya. Vào tháng 5 năm 1887, anh trai Alexander của ông đã bị xử tử vì tham gia vào một âm mưu của mọi người với mục đích cố gắng giết chết hoàng đế. Đây là một thảm kịch lớn trong gia đình Ulyanov. Lenin được đưa vào danh sách những người "không đáng tin cậy".

Năm 1888, Lenin trở lại Kazan và gia nhập vòng tròn Marxist. Ông nghiên cứu các tác phẩm của Marx, Engels và Plekhanov, trong tương lai sẽ có tác động to lớn đến bản sắc chính trị của ông. Trong khoảng thời gian này, hoạt động cách mạng của Lênin bắt đầu.

Năm 1889, Lenin chuyển đến Samara và tiếp tục tìm kiếm những người ủng hộ một cuộc đảo chính trong tương lai. Năm 1891, ông đã vượt qua các kỳ thi cho khóa học của Khoa Luật của Đại học St. Petersburg. Đồng thời, quan điểm của ông, dưới ảnh hưởng của Plekhanov, đang phát triển từ chủ nghĩa dân túy sang dân chủ xã hội, và Lenin đang phát triển học thuyết đầu tiên của mình, đặt nền móng cho chủ nghĩa Lênin.

Năm 1893, Lenin đến St. Petersburg và nhận công việc trợ lý luật sư, trong khi tiếp tục thực hiện các hoạt động báo chí tích cực - ông xuất bản nhiều tác phẩm trong đó ông nghiên cứu quá trình viết hoa của Nga.

Năm 1895, sau một chuyến đi ra nước ngoài, nơi Lenin gặp gỡ với Plekhanov và nhiều nhân vật công cộng khác, ông đã tổ chức tại St. Petersburg "Liên minh giải phóng giai cấp công nhân" và bắt đầu một cuộc đấu tranh tích cực chống lại chế độ chuyên chế. Kết quả là vào năm 1897, ông bị lưu đày 3 năm ở vùng Yenisei. Chính trong liên kết này, ông đã viết hầu hết các tác phẩm của mình. Năm 1898, anh đăng ký kết hôn với người vợ chung của mình là N.K. Krupskaya để cô có thể theo anh ta đi lưu vong.

Năm 1898, đại hội bí mật đầu tiên của đảng Dân chủ Xã hội (RSDLP) do Lenin lãnh đạo đã diễn ra. Ngay sau Đại hội, tất cả các thành viên của nó (9 người) đã bị bắt, nhưng cuộc cách mạng đã được đặt ra.

Năm 1905-1907, trong cuộc cách mạng đầu tiên, Lenin đã ở Thụy Sĩ, tuy nhiên, ông tiếp tục tích cực hợp tác với các nhà cách mạng Nga. Trong một thời gian ngắn vào năm 1905, ông trở lại St. Petersburg và lãnh đạo phong trào cách mạng, nhưng ông sớm rời Phần Lan, nơi ông gặp Stalin.

Lần tiếp theo Lenin trở lại Nga chỉ vào tháng 2 năm 1917 và ngay lập tức trở thành người đứng đầu cuộc nổi dậy tiếp theo. Mặc dù được lệnh bắt giữ anh ta khá sớm, Lenin vẫn tiếp tục hoạt động bất hợp pháp. Vào tháng 10 năm 1917, sau một cuộc đảo chính và lật đổ chế độ chuyên chế, quyền lực trong nước hoàn toàn được truyền lại cho Lenin và đảng của ông

Nhạt
sao giống bạn trên thế
25
1
Vy
05/03/2021 21:02:38
+2đ tặng

- Lê-nin (1870 - 1924)

- Sinh ra trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ

- Hoạt động:

+ Tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng

+ 1893: đến Pê-téc-bua, người lãnh đạo nhóm công nhân mác-xít

+ 1903: thành lập Công nhân xã hội dân chủ Nga và Cương lĩnh cách mạng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư