Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập luận về đức tính giản dị của Bác

lập luận về đức tính giản dị của bá
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
173
1
1
Thiên sơn tuyết liên
11/03/2021 20:15:20
+5đ tặng
Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Câu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thê nào.
 
Câu trả lời cùa Các Mác đã nêu lên một đức tính quan trọng của con người: giản dị. Giản dị là một đức tính về phong cách sống. Người ta thường nói: con người giản dị, tác phong giản dị, ăn mặc giản dị, lời văn giản dị… Đức tính giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách, làm bộ làm tịch, bày vẽ ra nhiều thú tục rườm rà, rắc rối. Giản dị là sống tự nhiên, tìm một con đường ngắn nhất để đến với mọi người, mọi việc.
Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng lớn về đức tính giản dị. Phạm Văn Đồng từng nói: Bình sinh Hồ Chủ Tịch là một người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Hồi còn sống ở chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống chung, ăn chưng với cán bộ, bộ đội. Đến bữa cơm, Người lấy thìa chia thức ăn cho mọi người. Giờ giải lao, Người đánh bóng chuyền với mọi người, về Hà Nội, Người vẫn thích mặc bộ bà ba, đi dép lốp, ở nhà sàn, về ngôn ngữ, tuy Người rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và nhiều thứ tiếng khác, nhưng Người chủ trương nói tiếng Việt, không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết, không chủ trương nói tiếng Việt, không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết, không ai hiểu. Bác Hồ rất ghét phô trương, xa hoa. Đến thăm nơi nào, Người không muốn báo trước để người ta tổ chức đón rước, mất công mất việc. Trong Di chúc, Người không muốu sau khi mình mất, nhân dân phải tổ chức điếu phúng linh đình.

Nhưng giản dị không phải là đơn giản, thô sơ. Thơ của Bác Hồ chẳng hạn, là giản dị, nhưng không giản đơn chút nào. Ví như bài Đi đường, dễ hiểu, gợi cảm, không dùng điển cổ, nhưng rất sâu sắc. Giản dị là hình thức của cách sống, cách suy nghĩ chân thật, trung thực của con người.
 
Không nên hiểu giản dị là không ăn mặc đẹp, không đi giày dép, nói năng không cần thưa gửi, uống nước lã, ăn quả xanh. Có bạn hiểu giản dị là ăn nói tùy tiện, thậm chí nói tục ở trong lớp, trước mặt mọi người. Như thế không phải là giản dị, mà là thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người khác. Một người học sinh giản dị là người sống khiêm nhường, không phô trương, không khoe khoang. Một học sinh giản dị là học sinh biết ăn mặc đẹp, lịch sự, sạch sẽ, nhưng không lố lăng. Đó là người hòa nhã, gần gũi với mọi người trong học tập và vui chơi. Đó là người hồn nhiên, học hết mình, chơi hết mình, không có thái độ giả tạo. Chẳng hạn, không hiểu mà không hỏi bạn, sợ mang tiếng là dốt, hoặc biết mà bạn hỏi thì không bảo, giữ kẽ, giữ tủ. Che đậy mình hoặc khoe khoang mình tức là giả tạo, không giản dị.

 
Tóm lại, câu trả lời cùa Các Mác đối với các con gái của ông có một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đức tính mà Các Mác quý nhất cũng chính là đức tính mà chúng em yêu quý. Giản dị là một đức tính quý báu, đồng thời cùng là một phương hướng tu dưỡng, rèn luyện. Đẹp biết bao khi mọi người sống với nhau giản dị, chân thật, ấm áp và dầy lòng tin cậy, như M. Go-rơ-ki đã nói: “Cái đẹp là ở cái giản dị”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
11/03/2021 20:23:50
+4đ tặng

Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm. Phạm Văn Đổng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

Đây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi đoạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.

Vì là đoạn trích, nên văn bản này không đầy đủ ba phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận. Bài chỉ có hai phần: Mở bài (từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp") sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ. Thân bài (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết.

Bài văn lập luận sáng tỏ, rành mạch, liên kết với nhau rất chặt chẽ. Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng, dùng thao tác chứng minh, giải thích, bình luận (chứng minh là chính) một cách hài hoà, tự nhiên, đầy thuyết phục. Theo sự dẫn dắt ấy, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rút ra được nhiều bài học bổ ích, vừa nhớ vừa thêm kính yêu Bác.

Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xạ vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...". Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×