Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa hai bà trưng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
372
2
2
Macchiato
12/03/2021 20:41:02
+5đ tặng

Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.


Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn - Ba Vì - Sơn Tây - Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị; bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm; dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.
 
Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
 
Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ lâu, hai chị em bà vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.
 
Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách làm cho thế lực của bà - thế lực đối lập với chính quyền do Tô Định là đại biểu - lại càng lớn mạnh. Để tước bớt thế lực của gia đình Trưng Trắc đã lan ra khắp miền đất Vĩnh Phúc, Tô Định đã tìm cách giết chết Thi Sách. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, mà trái lại càng làm cho bà thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập, "đền nợ nước, trả thù nhà".

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
 
Bà Trưng đã đặt nợ nước lên trên thù chồng. Trên dàn thề trước ba quân, bà nêu rõ 4 mục tiêu của cuộc khởi nghĩa:
 
Một xin rửa sạch nước thù
 
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
 
Ba kêu oan ức lòng chồng
 
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
 
Tháng 2 năm Canh Tý (năm 40), Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ - Hà Nội). Những người yêu nước khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến về xuôi, tiến đánh Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) - thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Chế độ áp bức của nhà Hán bị quật đổ, Luy Lâu được giải phóng.

Lược đồ đường tiến quân của Hai Bà Trưng
 
Từ lâu người Việt Nam và các tộc người khác ở quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), quận Nhật Nam (nay là miền đất từ dãy Hoành Sơn đến Quảng Nam) vô cùng căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán. Cho nên khi chính quyền nhà Đông Hán bị đánh đổ ở Luy Lâu thì nhân dân trong các quận này hào hứng tham gia cầm vũ khí chống lại lũ quan lại và quân lính nhà Đông Hán.
 
Được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán tan vỡ đến đấy. Các dân tộc Mán, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông) đều hưởng ứng. Bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán thấy nghĩa quân nổi lên như vũ bão, đều hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.
 
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng ở khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.
 
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh:
 
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh
 
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
 
Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân nên khi lên ngôi vua, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khóa cho nhân dân trong hai năm, xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ... Anh hùng dân tộc Trưng Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm.
 
Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã lật nhào chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ và Cửu Chân. Tin này đưa về triều đình nhà Hán. Vua Quang Vũ nhà Hán chuẩn bị cuộc phản công. Năm 42, Quang Vũ sai Phục ba tướng quân là Mã Viện, Lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem quân ở các miền Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô sang nước Âu Lạc đánh Trưng Vương.

Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43)
 
Bộ binh của Mã Viện và thủy binh của Đoàn Chí gặp nhau ở Hợp Phố. Ở đây Đoàn Chí mắc bệnh rồi chết, Mã Viện thống suất cả thủy binh của Đoàn Chí. Mã Viện cùng quân đội men theo bờ biển tiến vào Âu Lạc. Đầu tiên quân Hán vào miền đất là tỉnh Hồng Quảng.Từ Hồng Quảng, quân Hán ngược sông Bạch Đằng tiến đến Lục đầu, sau đó tiến vào Lãng Bạc - Tiên Du - Bắc Ninh.
 
Được tin quân xâm lược nhà Hán do Mã Viện chỉ huy tiến vào Lãng Bạc, Trưng Vương cùng em là Trưng Nhị đem quân từ Mê Linh đánh Mã Viện. Tại đây đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân ta và bè lũ xâm lược. Quân của Trưng Vương chiến đấu rất dũng cảm, song do thế yếu nên bị thua, phải lui về Cẩm Khê (Yên Lạc - Vĩnh Phúc). Mã Viện đem quân đuổi theo. Sau gần 1 năm anh dũng chống địch, cuối cùng vì sức yếu, quân ta tan vỡ. Hai Bà Trưng về Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) rồi gieo mình xuống dòng Hát giang tự tận. Đến đây cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo về căn bản đã thất bại, nhưng ở nhiều nơi nhân dân và nghĩa quân vẫn tiếp tục chống giặc. Ở quận Cửu Chân, một bộ phận của nghĩa quân do Đô Đương chỉ huy vẫn tiếp tục chiến đấu chống quân xâm lược nhà Đông Hán.
 
Tháng 11/43, Mã Viện mở đường qua Tạc Khẩu (Yên Mô - Ninh Bình) tiến quân vào Cửu Chân đàn áp nghĩa quân. Các thủ lĩnh địa phương cùng nhân dân nơi đây tiếp tục chiến đấu anh dũng. Hàng trăm thủ lĩnh, hàng ngàn nghĩa quân bị Mã Viện tàn sát. Đất nước ta lại mất quyền độc lập.
 
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại độc lập cho đất nước trong gần 3 năm nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa ấy lại vô cùng vĩ đại, tiếng vang của nó đời đời bất diệt.
 
Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" trong những năm 40 sau Công nguyên. Phụ nữ Việt Nam ngay từ thời cổ đại không những khẳng khái, bất khuất mà còn có khả năng lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh - Vĩnh Phúc
 
Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.
 
Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Nguyễn
12/03/2021 20:41:18
+4đ tặng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nhiều nguồn sử liệu, từ các sử liệu chính thống của Trung Quốc và Việt Nam đến các thần tích, giai thoại dân gian. Do các nguồn sử liệu chính thống không đầy đủ và thiếu thống nhất, các sử gia đã bổ sung bằng những nguồn từ thần tích, ngọc phả. Sử liệu về sự kiện này còn nhiều nghi vấn, có nhiều thông tin không được thống nhất giữa các nguồn chính thống, các thần tích cũng có nhiều nội dung bất cập. Trong quá trình biên tập, các sử gia đã có chọn lựa và so sánh giữa các giả thuyết từ những nguồn khác nhau.


Mục lục
  • 1Hoàn cảnh, nguyên nhân
    • 1.1Nguyên nhân trực tiếp
  • 2Lực lượng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
  • 3Diễn biến
    • 3.1Hội thề Hát Môn
    • 3.2Đánh đuổi Tô Định
  • 4Phạm vi
  • 5Hệ quả và ý nghĩa
  • 6Chống quân xâm lược
  • 7Tham khảo
  • 8Chú thích
Hoàn cảnh, nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]
hiện
  • x
  • t
  • s

Kháng chiến của Việt Nam

Từ khi nhà Triệu tiêu diệt An Dương Vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, chế độ thống trị dừng lại ở cấp quận với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), cấp độ thống trị vẫn ở cấp quận; chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.

Các Lạc tướng, Lạc hầu, Bồ chính để duy trì quyền hành và sự thế tập bị bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị phương Bắc. Trong hàng ngũ các Lạc tướng có sự phân hóa giữa một bên là những người thực sự cộng tác với chính quyền nhà Hán, bên kia là những người chỉ thần phục bên ngoài.[1]

Từ khi nhà Đông Hán thành lập, Hán Quang Vũ Đế tuy chưa dẹp xong các lực lượng cát cứ phương Bắc nhưng vẫn quan tâm tới miền Nam. Tích Quang, Nhâm Diên làm Thái thú Giao Chỉ và Thái thú Cửu Chân của nhà Hán, ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục, lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán, dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.[2][3][4]

Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, ách thống trị của nhà Đông Hán càng nặng nề hơn với người Việt. Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa đối với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn, thúc ép các Lạc tướng nhiều hơn.[4] Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt.[3] Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối.

Nguyên nhân trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Theo Đại Việt sử lược, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt[5]. Địa bàn mà Trưng Trắc quản giữ khá rộng lớn, giữa dãy Ba Vì và Tam Đảo tức là trung tâm quốc gia Văn Lang của vua Hùng trước đây, lọt vào giữa 3 khúc sông: khuỷu sông Đà, sông Hồng và sông Đáy. Còn địa bàn của Thi Sách liền kề với Mê Linh, cách nhau con sông Đáy, nằm trong châu thổ hữu ngạn sông Hồng và tả ngạn sông Đáy.[6][7]

Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán và đã tập hợp được sự ủng hộ của khá nhiều thủ lĩnh địa phương khác.

Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối[8]. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.

Tuy nhiên, có những sử liệu cho thông tin khác về Thi Sách. Ngoài việc ông tên là Thi (chứ không phải Thi Sách), Thủy kinh chú cho biết ông cùng Trưng Trắc khởi nghĩa thắng lợi và 3 năm sau mới tử trận cùng vợ; sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Thi Sách có tham gia khởi nghĩa với Trưng Trắc và tử trận trước khi khởi nghĩa thắng lợi[9] và sử gia Đào Duy Anh đồng tình với thuyết này[10].

Các sử gia khẳng định khởi nghĩa vẫn nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng dù chồng Trưng Trắc không bị giết. Do đó nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khởi nghĩa không phải là cái chết của Thi Sách mà là chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời.[3][11] Lê Văn Siêu trong sách “Việt Nam văn minh sử” thậm chí còn cho rằng, việc Thi Sách tên thật là gì, có bị giết hay không trong sự kiện Hai Bà khởi nghĩa không phải là một chi tiết quan trọng[12].

2
1
Thiên sơn tuyết liên
12/03/2021 20:41:29
+3đ tặng
1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

 

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
2. Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

 

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

 

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

3. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tóm tắt

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Chi tiết

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

Hiện nay, nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thể coi là dấu mốc cho các cuộc khởi nghĩa tiếp theo nổ ra, tiếp tục chống lại nhà Hán của nhân dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×