Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ của em về giá trị văn chương

Cảm nghĩ của em về giá trị văn chương

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
314
2
0
Snwn
15/03/2021 20:05:23
+5đ tặng
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
 
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Việt
15/03/2021 20:06:07
+4đ tặng

Sáng tạo ra những tác phẩm văn chương là công việc của một số người có năng khiếu đặc biệt. Văn chương chỉ thật sự có giá trị khi được bạn đọc cảm nhận. Ai cũng có thể cảm thụ, cảm nhận văn chương - nhưng để cảm nhận thật đầy đủ, chính xác, nhân lên cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn chương không phải là điều dễ dàng đối với nhiều người. Ðây là công việc, là sứ mệnh của các nhà phê bình, và là một sứ mệnh cao cả. Có nhiều người đã dành trọn đời mình cho công việc này như Hoài Thanh và ông đã được tôn vinh xứng đáng trong lịch sử văn học.

Các nhà sáng tác như Xuân Diệu, Chế Lan Viên... vì sự nghiệp chung, cũng đã dành công sức và tâm huyết để làm việc giới thiệu, phê bình văn học, đào tạo đội ngũ những người làm văn trẻ.

Ngày nay, nhiều người tham gia bình luận văn chương nhưng để trở thành nhà phê bình thực thụ, quả là hiếm. Tôi dự nhiều hội nghị lý luận phê bình, thấy không ai nhận mình là nhà phê bình cả mà chỉ nhận mình là nhà sáng tác, nhà nghiên cứu hay nhà giáo mà thôi. Ðiều đó là một căn cứ cho biết, nước ta hiện có rất ít các nhà phê bình chuyên nghiệp, kể cả năng lực lẫn thời gian dành cho công việc. Thành tựu lý luận, phê bình, do đó, hẳn có nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, vẫn có những người cần mẫn, đọc văn, theo sát tình hình và đều đặn có những bài viết bày tỏ ý kiến riêng của mình trước các hiện tượng văn nghệ. Nguyễn Huy Thông là một trong những người đó. Và ông được kết nạp vào Hội Nhà văn, trong Hội đồng Lý luận phê bình, nhờ những bài viết mang tính thời sự, có chính kiến.

Nguyễn Huy Thông đã có 11 cuốn sách được in, riêng về phê bình văn học thì Cảm nhận văn chương (NXB Thanh niên, 2009) là cuốn sách thứ ba. Ngoài những phần viết về các tác giả cụ thể, mối quan tâm lớn của tác giả trong tập sách này là thơ ca trong thời kỳ đổi mới - một vấn đề thời sự. Thái độ của ông rất rõ ràng: thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung, phải gắn chặt và phục vụ đời sống. Quan điểm đó được nhiều người đồng tình, nó không làm thô thiển hóa nghệ thuật, mà đó chính là tôn vinh nghệ thuật. Không thể nói bài thơ hay mà lại không có ích cho ai. Mà muốn thơ ca có ích, nhà thơ không thể thiếu sự vô tư, chân thành và vốn sống thực tế, đằm mình trong sự nghiệp lao động sáng tạo của nhân dân. Về vấn đề này, nhà thơ Xuân Diệu cũng đã phát biểu một cách chí lý: "Thơ của chúng ta là thơ của sự sống, mà sự sống là từ thực tế, thực tiễn; cái cốt lõi, máu thịt của thơ chúng ta là thực tế...". Ðể trả lời câu hỏi "đổi mới thơ nên bắt đầu từ đâu", tôi cho rằng ý kiến của Nguyễn Huy Thông tuy không giúp được nhà thơ về mặt kỹ thuật nhưng giúp được một định hướng: "Theo thiển ý của chúng tôi thì đổi mới thơ đúng hướng chính là để thơ gần hơn, sát hơn với cuộc sống, cái "tôi" của nhà thơ hòa với cái "ta" chung, chứ không phải để quay về với cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa của người viết hoặc chạy theo chủ nghĩa hình thức, xa lạ với người đọc. Thơ càng giản dị, trong sáng, dễ hiểu càng có sức lan tỏa, hấp dẫn, trở thành món ăn tinh thần bổ ích, quý giá, không thể nào thiếu được của công chúng". (tr.189).

Văn phê bình của Nguyễn Huy Thông không làm người đọc choáng ngợp bởi núi non tri thức, không va đập mạnh mẽ những làn sóng ấn tượng mà giản dị, biết trân trọng những giá trị văn chương theo cách của một người cảm thụ, một bạn đọc biết tri ân, một bạn đường chung thủy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×