Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích sự khác biệt về cái tôi của Tố Hữu trong bài thơ Từ ấy với các nhà thơ mới

phân tích sự khác biệt về cái tôi cuta tố hữu trong bài thơ từ ấy với các nhà thơ mới

2 trả lời
Hỏi chi tiết
437
0
1
Phùng Minh Phương
16/03/2021 18:05:26
+5đ tặng

Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ của hai tác giả đã nêu lên quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một nhà thơ Mới và một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Quan niệm sống của Xuân Diệu xuất phát từ tình yêu cuộc sống, con người tha thiết và một cảm quan đặc biệt về thời gian. Vẻ đẹp cuộc sống trong cái nhìn của nhà thơ hiện ra với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ : mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cỏ rạng ngời trong nắng. Nhà thơ đã nhân hoá những vẻ đẹp thiên nhiên đó để nó mang hương sắc của tuổi xuân, tuổi trẻ. Tuy nhiên, những vẻ đẹp ấy sẽ phai tàn cùng với sự trôi chảy của thời gian. Vì vậy, sống là phải chủ động, hết mình, đắm say, mãnh liệt, thức nhọn mọi giác quan để tận hưởng tất cả những vẻ đẹp của cuộc sống, của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc. Chú ý phân tích các từ : ôm-riết-say- thâu-hôn-cắn và điệp từ ta muốn để thấy rõ cảm xúc ham hố, vồ vập cả nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống trần gian.

Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công những câu thơ tự do mang điệu nói, nhịp thơ dồn dập, lôi cuốn; cách sử dụng những động từ táo bạo, mới mẻ; phép lặp từ… để khắc hoạ ước muốn giao cảm tận độ vô biên của thi sĩ với cuộc sống.

Quan niệm sống và cũng là quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ là kết quả của sự giác ngộ lí tưởng cộng sản. Nó đã chỉ rõ con đường đời và con đường nghệ thuật của nhà thơ là phải đứng vào hàng ngũ những người lao động để gắn bó, cùng chiến đấu vì lí tưởng cộng sản. Tố Hữu quan niệm : sống là tự nguyện đặt cái “tôi” của mình trong mối quan hệ gắn bó với quần chúng nhân dân. Tâm hồn thi sĩ trải rộng với cuộc đời, cùng hoà nhịp, đồng cảm với những con người đau khổ như những người ruột thịt. Sống là chiến đấu, là hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì quần chúng, nhân loại cần lao. (Chú ý phân tích các từ : “tôi buộc”, “tôi đã là con”, “là anh”, “là em”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “vạn nhà”, “kiếp phôi pha”…)

Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công phép lặp, những từ ngữ giàu tính tạo hình, biểu cảm ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, nhịp thơ dồn dập, mạnh mẽ….

Hai đoạn thơ đều thể hiện quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một thế hệ tuổi trẻ được thức tỉnh ý thức cá nhân, khát khao được khẳng định mình bằng một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là lẽ sống cao đẹp của những con người gắn bó với cuộc đời, với nhân dân, đất nước. Hai nhà thơ đã vận dụng những thành tựu nghệ thuật của công cuộc hiện đại hóa thơ ca đương thời.

Đoạn thơ của Xuân Diệu thể hiện quan niệm sống của một nhà thơ Mới. Nó thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp cuộc sống, tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc ở cuộc đời. Đó là một quan niệm giàu giá trị nhân văn. Đoạn thơ của Tố Hữu nêu lên lẽ sống của một nhà thơ cách mạng đã nhận thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân mình với quần chúng lao khổ để chiến đấu vì một lí tưởng chung. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người ưu tú khi được giác ngộ cách mạng.

Trong khi Xuân Diệu bộc lộ tâm sự của một cái tôi vô tư trước cuộc đời thì Tố Hữu lại muốn bày tỏ một thái độ chính trị đối với xã hội. Sự khác biệt này có liên quan tới cách tham dự khác nhau của các nhà thơ vào đời sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
16/03/2021 18:24:28
+4đ tặng
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến.
Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một “cái tôi trữ tình" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ quy định. Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng.
Cái tôi trữ tình trong phong trào thơ mới chính là nhu cầu khẳng định cái tôi, nhu cầu giải phóng tình cảm, cá tính của cái tôi. Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh thoái trào cách mạng, tầng lớp tiểu tư sản hoang mang dao động mất phương hướng, mất lẽ sống vì vậy họ quay lưng lại cuộc chiến tranh chính trị, chuyển dần đấu tranh rên lĩnh vực văn hóa. Thơ ca trở thành nơi lựa chọn để chạy trốn, thoát li cuộc đời, vừa như để nguôi quên thực tại vừa như để giải phóng phát triển cá nhân. Trong khi chạy trốn như thế họ vẫn thấy mình có đóng góp cho dân tộc nên trong thơ mới nhu cầu khẳng định và nhu cầu thoát li gần như tồn tại song song.
Thời kỳ này cũng đã diễn ra một cuộc cách mạng thơ ca để chuyển từ thơ trung đại sang thơ hiện đại, và cái ta phi ngã đã dần nhường chỗ cho cái tôi cá nhân trong thơ mới.
Nói đến “Từ ấy” của Tố Hữu là nói đến tập thơ tìm đường và nhận đường. Cái tôi trữ tình trong thơ là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc. Sẽ không có được thơ trữ tình chính trị Tố Hữu nếu thiếu đi cái tôi cá nhân, nếu không có con người nhiệt huyết trong thơ ca cách mạng cận hiện đại.
Tinh thần thơ Tố Hữu thời kỳ “Từ ấy” không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tù ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Từ ấy)
Cái tôi trong “Từ ấy” cũng là cái tôi muốn khẳng định mình, thể hiện tiếng nói cá nhân cá thể đặc trưng trong phong trào Thơ Mới và khác hẳn với sự thể hiện khép kín của cái ta phi ngã trong giai đoạn văn học trước đây. Cái tôi trong “Từ ấy” cũng hòa với đặc điểm chung của cái tôi trong phong trào Thơ Mới ở chỗ thể hiện, bày tỏ cảm xúc suy tư tình cảm trực tiếp của cá nhân cá thể tác giả trên thơ ca.
Ngoài ra, tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Phong trào Thơ Mới 1932 -1945 về phương diện hình thức biểu hiện là chủ yếu. “Từ ấy” mới và hiện đại cả về nội dung và hình thức. Đó là “làn gió mới” mà phong trào Thơ Mới đã mang đến thể hiện trong sự cách tân đổi mới trong tư tưởng và thể tài của các nhà văn đương thời. Tố Hữu cũng đã chịu ảnh hưởng nhiều từ “làn gió mới” của phong trào Thơ Mới ấy. Ông sáng tác với những thi phẩm tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ Mới như những tiến bộ về đề tài và thể thơ. Tập thơ “Từ ấy” là tinh hoa quan trọng trong con đường sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào Thơ Mới về cả đề tài và thể thơ.Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Điểm nổi bật của Tố Hữu so với các nhà thơ đương thời là ông chịu tiếp cận cái mới, biến cái mới sao cho phù hợp với nền tảng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Chính yếu tố này đã tạo nên sự thành công của nhà thơ trong sự nghiệp văn chương

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư