1. Ô nhiễm không khí:
- Đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản xuất,..
- Khí thải và khói bụi công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp,..
- Khói bụi từ các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ sau canh tác,..
- Khí thải từ các động cơ giao thông, phương tiện giao thông,..
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người: đốt rác sinh hoạt, nấu nướng bằng bếp than, củi, xăng dầu, khí tự nhiên.
2. Ô nhiễm nước:
- Các chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra sông, hồ,..
- Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón,..
- Nước thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác),..
- Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm,..
- Khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm.
3. Ô nhiễm đất:
- Do tập quán canh tác: Chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây,…
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp không hợp lý, sử dụng phân, thuốc trừ sâu quá mức dẫn đến đất bị ô nhiễm, bạc màu, hoang mạc hóa.
- Do chất thải công nghiệp không qua xử lí:
+ Thải trực tiếp vào môi trường đất.
+ Thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.
- Do thải trực tiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt.
- Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông.