Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao con người sống trong xã hội phải có nghĩa vụ đối với xã hội?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
425
4
3
Thiên sơn tuyết liên
17/03/2021 21:35:21
+5đ tặng
Nghĩa vụ của con người, công dân: những vấn đề đặt ra trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992

Quyền con người, quyền công dân là vấn đề cốt lõi nhất của hiến pháp trong bất kỳ mô hình hiến pháp nào. Tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, suy cho cùng, cũng để bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Trong tương quan với các chế định cơ bản của hiến pháp, chế định quyền, tự do con người và công dân có vị trí đặc biệt quan trọng. Nhưng so với quyền con người, quyền công dân, vấn đề nghĩa vụ của họ còn ít được quan tâm nghiên cứu. Nhận thức về nghĩa vụ trong mối tương quan với quyền, tự do con người và công dân là yêu cầu không thể thiếu để nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền, về tính thống nhất biện chứng của quyền và nghĩa vụ. Các quy định về nghĩa vụ trong Hiến pháp 1992 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung về quyền con người và công dân, vấn đề nghĩa vụ cũng cần được đổi mới nhận thức, nội dung và cách thức quy định trong Hiến pháp.

1. Bản chất của nghĩa vụ trong mối quan hệ với quyền, tự do của con người và công dân

Nghĩa vụ là điều kiện bảo vệ, đảm bảo quyền, tự do con người và công dân và cũng là thuộc tính của đời sống xã hội, thuộc tính của quyền, tự do con người. Nghĩa vụ là điều kiện đảm bảo sự phát triển xã hội. Khi thực hành các quyền, tự do của mình, cá nhân rất dễ rơi vào trạng thái có nguy cơ lạm dụng, lợi dụng, vượt quá giới hạn và tràn sang miền cấm của luật và đạo đức xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích của những người khác và xã hội.

 Xác định nghĩa vụ là xác định sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa tự do và trách nhiệm, giữa lợi ích của cá nhân, nhà nước và xã hội. Các bộ luật quốc tế về quyền con người cũng như nội dung của hiến pháp các quốc gia đương đại đã có chung nguyên tắc: việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm phạm đến quyền và tự do của người khác. Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người 1948, Lời nói đầu của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã thể hiện nguyên tắc chung đó như sau: mỗi người, trong việc thực hiện, hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân sẽ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác, các cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng của họ và với các cá nhân khác. Đây là một cách quy định hợp lý tối ưu, đảm bảo độ an toàn cho mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.

 Quyền, tự do con người chỉ có thể là hiện thực trong cuộc sống khi có hệ thống các nghĩa vụ được xác định, kiểm soát và đảm bảo. Cả quyền, cả nghĩa vụ đều cần thiết phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý và xã hội. Sự tường minh trong hiến pháp về các nghĩa vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để định hướng ý thức, hành vi cho các cá nhân, kể cả cá nhân công quyền về những nghĩa vụ, bổn phận của mình và hậu quả phát sinh do vi phạm. Nhận thức được nghĩa vụ bên cạnh quyền và cùng với quyền đó chính là cá nhân đã nhận thức được cái tất yếu, cái quy luật, triết lý sống và thế là họ tự do. Đó cũng chính là sứ mệnh, là trách nhiệm và công năng thực tế của hiến pháp. Sự nhập nhằng, không minh bạch về nghĩa vụ, về các nguyên tắc áp dụng của nghĩa vụ sẽ là điều kiện thuận lợi cho những ý nghĩ và hành vi vi phạm quyền, tự do của con người và công dân. Tương tự, sự lý tưởng hóa các nghĩa vụ bằng các quy định chung chung trong hiến pháp cũng dẫn đến sự xa lạ của hiến pháp đối với cuộc sống của con người.

Trong nhà nước pháp quyền, dân chủ, nghĩa vụ của con người là tổng hợp các yêu cầu về đạo đức - pháp lý xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội và của bản thân mỗi con người. Nghĩa vụ cơ bản hiến định là những quy định trong hiến pháp về hành vi bắt buộc của cá nhân và công dân, còn nhà nước, các cơ quan nhà nước, các cá nhân khác có quyền yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ hiến định đó. Nghĩa vụ cơ bản được hiến định thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, nhà nước và những người khác. Không thực hiện nghĩa vụ cơ bản được hiến định sẽ dẫn đến trách nhiệm pháp lý theo luật định.

Quyền và nghĩa vụ con người là hai phạm trù thống nhất biện chứng. Hiến pháp do vậy phải thể hiện được tính thống nhất biện chứng giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân. Nhưng quan niệm như thế nào cho đúng về tính thống nhất của quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân? Tính thống nhất của quyền và nghĩa vụ không đồng nhất với quan niệm quyền phải đi đôi với nghĩa vụ trong mọi trường hợp, quyền không tách rời nghĩa vụ hay quyền hòa tan vào nghĩa vụ; cũng không phải là coi nghĩa vụ luôn là cái đi trước, rồi mới đến quyền, quyền phải xếp hàng sau nghĩa vụ... Nhận thức mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ cũng chính là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, nhà nước, cộng đồng và xã hội. Trong xã hội pháp quyền, dân chủ, tính chất của các mối quan hệ này đã thay đổi về chất.

Cùng với quyền, tự do, nghĩa vụ cá nhân là bộ phận cấu thành trong quy chế pháp lý của cá nhân, công dân, không phụ thuộc vào việc nghĩa vụ có được quy định trong hiến pháp hay không. Việc hiến pháp các quốc gia quy định không nhiều về nghĩa vụ so với các quyền, điều đó đôi khi cũng có thể dẫn đến sự lầm tưởng là cá nhân, công dân chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ, ngoại trừ một vài nghĩa vụ truyền thống như đóng thuế, nghĩa vụ quân sự. Từ góc độ so sánh, có thể nhận thấy một hiện tượng là các hiến pháp trước đây ít nói đến nghĩa vụ mà tập trung quy định về quyền. Nhưng trong các hiến pháp từ thế kỷ XX, bắt đầu từ Hiến pháp nước Đức 1919  cho đến hiện nay, vấn đề nghĩa vụ đã được quan tâm quy định nhiều hơn.

 2.  Nghĩa vụ pháp lý nói chung, nghĩa vụ cơ bản được hiến định nói riêng và vấn đề đạo đức

Việc quy định nghĩa vụ trong hiến pháp có sự khó khăn nhất định, như quy định đến đâu, bao gồm những nghĩa vụ nào… Bởi lẽ, cũng rất khó phân biệt giữa các nghĩa vụ pháp lý so với các nghĩa vụ do các quy tắc xã hội khác điều chỉnh mà trước hết là đạo đức, nghĩa vụ đạo đức của cá nhân. Nghĩa vụ pháp lý được đảm bảo bằng sức mạnh, uy tín của công quyền. Nghĩa vụ pháp lý nói chung, nghĩa vụ cơ bản được hiến định nói riêng là những yêu cầu tối thiểu chứ không phải là tối đa vì rằng luật pháp không thể bao trùm hết thảy mọi vấn đề, mọi phương diện của tất cả các loại hình trách nhiệm của cá nhân, tổ chức (tối đa, như chúng ta đã biết, đó chính là đạo đức).

Quyền cộng nghĩa vụ, tự do cộng trách nhiệm - đó là tiền đề, là điều kiện đảm bảo cuộc sống bình thường của bản thân mỗi người, cộng đồng, các quốc gia và toàn nhân loại. Nghĩa vụ pháp lý là thành tố tất yếu của mối quan hệ tương tác giữa nhà nước, pháp luật và cá nhân, thiếu nghĩa vụ thì không thể có được sự cân bằng nào trong các mối quan hệ, các loại lợi ích, trong hoạt động xã hội và môi trường sinh thái. Cũng như đối với quyền con người, nghĩa vụ cũng mang tính phổ quát và tính đặc thù, cái làm nên những điểm tương đồng và khác biệt tất yếu của các bản hiến pháp trên thế giới. Nghĩa vụ - mặt thứ hai của một thể thống nhất biện chứng của quyền và nghĩa vụ, do vậy có tính giá trị hữu ích cho sự tồn tại của con người và các tổ chức do con người lập ra. Nghĩa vụ pháp lý, nhất là các nghĩa vụ hiến định, chính là vật cản hợp pháp trong cuộc sống thường ngày đối với mọi sự lạm quyền, độc đoán, tùy tiện, vô chính phủ, và đối với tất cả những hiện tượng tiêu cực khác ảnh hưởng đến các quyền, tự do luật định của con người. 

 Ở đâu có được trật tự hiến định tường minh bao gồm các quyền, tự do, nghĩa vụ cơ bản của con người, công dân, cơ chế phân công, giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước, trách nhiệm nhà nước về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quy định, các nguyên tắc hiến pháp... là ở đó có nhà nước pháp quyền. Nhấn mạnh quyền, tự do con người, đó là điều tối cần thiết, song cũng không thể "quên” đến mặt thứ hai của triết lý, quy luật, đó là nghĩa vụ. Có thể, nhìn từ một phương diện lịch sử, khi nhấn mạnh đến nghĩa vụ, người ta cho đây là sản phẩm của ý thức hệ phong kiến khi lẽ sống của con người được quy về các hằng hà sa số các bổn phận, nghĩa vụ. Nhưng như đã đề cập, tính thống nhất của quyền và nghĩa vụ được xác định trong hiến pháp và luật không nên được hiểu như là sự hòa tan của cá nhân vào xã hội, cộng đồng, quyền hòa tan vào nghĩa vụ, phải làm tròn nghĩa vụ mới nói đến và mới được hưởng, mới được "xem xét” đến quyền như trong quá khứ. Thống nhất nhưng không loại trừ nhau, thay thế nhau, hòa tan vào nhau, đó là bản chất của quyền và nghĩa vụ. Quyền tự nhiên của con người cũng như nhiệm vụ tự nhiên của họ chính là hai nguyên tắc của triết lý sống cần phải được đảm bảo cân bằng tương đối và được hiến định, luật định tường minh, có cơ chế, thủ tục bảo vệ và bảo đảm.

Tính chất cơ bản của các nghĩa vụ hiến định được thể hiện ở cả hình thức và nội dung. Trên cơ sở hiến pháp, các nghĩa vụ cơ bản sẽ được cụ thể hóa bởi các luật tương ứng. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến hiệu lực trực tiếp của các nghĩa vụ hiến định cũng như đối với các quyền hiến định. Việc các hiến pháp, kể các các văn kiện quốc tế về quyền con người đề cập chủ yếu là quyền và ít về nghĩa vụ không ảnh hưởng đến nguyên tắc cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân là một quy luật của triết lý sống, không phụ thuộc vào việc các quyền, nghĩa vụ cụ thể có được quy định hay không trong hiến pháp.

3. Nhận xét về cách quy định nghĩa vụ trong Chương V Hiến pháp 1992

Xét về nội dung và kỹ thuật pháp lý, các quy định liên quan đến nghĩa vụ cá nhân, công dân trong Hiến pháp 1992 còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thật sự phù hợp với bản chất của quyền và tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Điều 51 Hiến pháp quy định: "Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội”. Cách quy định này chưa chính xác, chưa hợp lý xét từ bản chất của nghĩa vụ trong mối quan hệ với quyền, tự do con người và công dân. Quy định này tạo ra cách hiểu là công dân phải làm và làm hết, " làm tròn”, phải "hoàn tất” các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội thì mới được hưởng quyền, mới được đòi hỏi quyền. Do vậy, cần phải thay thế bằng một quy định khác mang tính nguyên tắc.

Quy định tại Điều 51 cũng chưa thể hiện được tính chất, phạm vi của nghĩa vụ về phương diện chủ thể, bởi vì không chỉ công dân mà còn cả cá nhân không phải là công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Không phải trong mọi trường hợp, quyền của cá nhân, công dân phải đi liền với nghĩa vụ[1]. Cần phân biệt rõ ràng những nghĩa vụ nào đối với công dân, nghĩa vụ nào là chung cho tất cả mọi người.

Cách quy định về phương diện quyền như trong Hiến pháp hiện hành theo công thức chung là: "công dân có quyền… theo quy định của pháp luật”, và về phương diện nghĩa vụ: "quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân… công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội” có xuất phát điểm từ nhận thức chưa đầy đủ về các thuộc tính tự nhiên, khách quan của quyền con người. Trong số các quyền con người, có những quyền được xác định là quyền tuyệt đối, việc thực hiện những quyền này không kèm theo bất cứ một giới hạn hay một nghĩa vụ nào, ví dụ: quyền sống, quyền không bị tra tấn, nhục hình, bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; quyền được tôn trọng phẩm giá con người; quyền được xét xử công bằng… Do vậy, cùng với việc xem xét sửa đổi lại cách quy định về quyền, chẳng hạn công thức: "công dân có quyền… theo quy định pháp luật” thì cũng nên bỏ cách quy định: "quyền không tách rời nghĩa vụ và công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội”.

Lý do nữa cần phải bỏ quy định như Điều 51 nêu trên là vì nghĩa vụ cũng đã được thể hiện hàm ý trong các nguyên tắc về giới hạn quyền, tự do của họ. Chính tư duy kiểu quyền đi đôi với nghĩa vụ, quyền không tách rời nghĩa vụ, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình… là cái cớ hợp pháp dễ dàng bị lợi dụng từ phía các cá nhân công quyền trong thực tế. Quy định "công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình” thật ra không bình đẳng bởi thể hiện tính đơn phương đối với các chủ thể của quyền, mà lại không thấy đề cập đến nghĩa vụ của chủ thể trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm và tôn trọng quyền con người. Cách quy định như vậy về nghĩa vụ một phần có ảnh hưởng của lối tư duy thời chiến, bao cấp và triết lý Nho giáo về mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, nơi con người phải sống trong một hệ thống dày đặc các loại nghĩa vụ, bổn phận, nơi cá nhân hòa tan vào cộng đồng, tập thể. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn quan điểm của Nho giáo, bởi Nho giáo cũng có rất nhiều quan điểm tích cực, nhân văn có giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại. Trên quy mô toàn cầu, với sự gia tăng tính phức tạp, đa dạng, khủng hoảng những giá trị tinh thần, chúng ta cần thiết phải tìm về những quan điểm hợp lý, những giá trị của học thuyết Khổng tử và Nho giáo nói chung để suy ngẫm, vận dụng chọn lọc vào các vấn đề của cuộc sống đương đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
18/03/2021 11:01:42
+4đ tặng
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. ... Mọi người có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×