Thật ra thì mỗi cuộc chiến đều có nét riêng của nó, rất khó có thể nói cái nào hay hơn cái nào. Chính mình cũng đang phân vân. Nhưng mình thấy bạn có suy nghĩ đến cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (KNLS) thì mình sẽ thử phân tích vấn đề theo góc nhìn đó.
1. KNLS khác với kháng chiến chống Tống hay Mông - Nguyên ở chỗ diễn ra trong bối cảnh nước ta đã bị mất về tay quân Minh và được gọi là quận Giao Chỉ chứ không còn độc lập tự chủ. Do đó đây là cuộc chiến giành độc lập dân tộc chứ không phải bảo vệ chủ quyền dân tộc.
2. Ngọn lửa niềm tin của nhân dân vào triều đình bấy giờ đã không còn mãnh liệt như xưa vì sự tha hóa, đút lót, hèn nhát của quan thần nên mọi người quyết định kết nạp vào nghĩa quân Lam Sơn với hi vọng đánh đuổi quân giặc.
3. Lê Lợi dấn thân vào cuộc kháng chiến lúc đầu chỉ với tư cách là một hào trưởng ở vùng Lam Sơn vì trước đây ông đã từ quan, ẩn thân ở núi rừng làm nghề cày cấy, tự mình đọc sách kinh sử (sau phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Thanh Hóa, xưng là Bình Định Vương).
4. Binh lính dưới trướng của Lê Lợi không dựa trên danh nghĩa lính triều đình mà số đông là từ: chiêu nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi kẻ mưu trí; bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi cút, nghèo nàn; hậu lễ, nhún lời để thu nạp anh hùng hào kiệt.... được huấn luyện. Do đó Lê Lợi đều được lòng vui vẻ và sự phục tùng tuyệt đối của họ.
5. Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, quân lương thiếu thốn, vũ khí ít ỏi, không được trả tiền mà xông trận vì tình là chính. Thế nên càng nổi bật tình cảm thiêng liêng của đồng bào dân tộc.
6. Lê Lợi cũng như các tướng lĩnh khác đều thông minh, mưu lược, biết "dụng thế mà tiến dụng đường mà đi", từ từ loại bỏ các trở ngại và đưa nghĩa quân đến thắng lợi
7. ...