Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mối quan hệ giữa các loại thang đo nhiệt độ

câu 1
Mối quan hệ  giữa các lọai thang đo nhiệt độ 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
367
1
1
Thiên sơn tuyết liên
30/03/2021 20:26:54
+5đ tặng
Các loi thang đo trong thng kê
2.1. Thang đo đnh danh (biu danh, phân loi)  Nominal Scale

Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Tức là các  biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc. Các con số, ký hiệu không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép tính đại số. Các con số ở đây ch mang tính cht mã hóa. Thang đo định danh được sử dụng như là biến giả (dummy variable) trong thống kê và phân tích hồi quy.

Ví d:

Ví dụ 1: Giới tính của người trả lời: Nữ (0); Nam (1) .

Ví dụ 2: Tình trạng hôn nhân của người trả lời: Đã có gia đình (0); Chưa có gia đình (1).

Ví dụ 3: Mức thu nhập của người trả lời: Dưới 10 triệu (1); 10 – 20 triệu (2); 20 – 30 triệu (3); Trên 30 triệu (4)

2.2. Thang đo th t – Ordinal Scale

Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật. Tính chất của thang đo lường này bao gồm c thông tin v s đnh danh và xếp hng theo th t. Nó cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự vật khác hay không, nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này. Cũng giống như thang định danh, các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia không thể áp dụng trong thang đo thứ tự. Thang đo thứ tự được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. Đây cũng là loại thang đo phổ biến khi thực hiện khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp.

Ví dụ: Một người nghiên cứu đang muốn thăm dò sự ưa thích của khách hàng về 5 cửa hàng mà họ đang xem xét ở ví dụ trên bằng cách đề nghị người trả lời xếp hạng ưa thích của họ đối với các cửa hàng đó theo thứ tự ưa thích nhất thì người trả lời sẽ xếp thứ 1, tiếp theo là thứ 2, 3, 4 và 5 cho từng cửa hàng.

2.3. Thang đo khong  Interval Scale

Nếu thang đo thứ tự chỉ cho phép người nghiên cứu biểu thị sự khác nhau nhưng chưa cho phép người nghiên cứu có thể so sánh sự khác nhau đó thì thang đo khoảng có tất cả các thông tin của một thang thứ tự và nó còn cho phép so sánh sự khác nhau giữa các thứ tự đó. Có thể nói, thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc.

Đối với các dữ liệu khoảng, người nghiên cứu có thể làm các phép tính cộng trừ, phân tích những phép thống kê thông thường như số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, có thể được sử dụng, tuy nhiên không thể sử dụng các phép nhân chia.

Ví d: Khoảng cách giữa 7 điểm và 8 điểm bằng khoảng cách giữa 3 điểm và 4 điểm trong thang điểm 10.

2.4. Thang đo t l – Ratio Scale

Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định. Do vậy, với thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo. Người nghiên cứu có thể nói đến các khái niệm gấp đôi, một nửa…. trong thang đo này.

Ví dụ: Thu nhập trung bình một tháng của ông A là 2 triệu đồng và thu nhập của bà B là 4 triệu đồng thì ta có thể nói rằng thu nhập trung bình trong một tháng của bà B gấp 2 lần thu nhập của ông A.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư